Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 75 - 76)

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ từ quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, quản lý hoạt động học thực hành của học sinh, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đến quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học thực hành. Các biện pháp đề ra phải cùng hướng tới mục tiêu là phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố, không thể xem nhẹ yếu tố nào khi tiến hành quản lý dạy học thực hành trong nhà trường. Trong đó mỗi biện pháp là cơ sở, hỗ trợ để thực hiện biện pháp kia và ngược lại.

Kế thừa các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hiện tại của nhà trường, phát huy những mặt mạnh, tìm ra những hạn chế trong quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của trường như: đặc điểm, điều kiện về đội ngũ giáo viên, học sinh; cơ sở vật chất hiện có của nhà trường và các biện pháp đó có khả năng thực hiện được tại trường một cách thuận lợi, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao khi rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Việc đổi mới quản lý phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo ngun tắc như có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các giải pháp được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)