Nội dung dạy học thực hành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 25 - 29)

1.5. Đặc điểm của hoạt động dạy học thực hành trong các trường Trung cấp

1.5.2. Nội dung dạy học thực hành nghề

Theo tác giả Trần Khánh Đức thì nội dung là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hoá - xã hội, khoa học - công nghệ, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động nghề nghiệp cụ thể.

Trong dạy học thực hành nội dung của một bài dạy thực hành nghề thường được cấu trúc theo ba giai đoạn hướng dẫn sau:

1.5.2.1. Hướng dẫn ban đầu

- Tổ chức ổn định lớp

+ Kiểm tra sĩ số học sinh, kiểm tra kiến thức bài cũ có liên quan đến bài học mới, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh như: thiết bị, dụng cụ đồ nghề… ; - Giới thiệu bài mới

+ Các đề mục của bài, bài tập ứng dụng và thông báo mục tiêu bài học với học sinh;

+ Huy động các kiến thức cần thiết, liên hệ kiến thức, kỹ năng kỹ xảo cũ với bài luyện tập mới;

- Bài tập ứng dụng (hướng dẫn trình tự làm bài tập)

dáng, kích thước và những yêu cầu kỹ thuật cần gia công của các chi tiết sản phẩm;

+ Giới thiệu những điều kiện để thực hiện bài tập: thiết bị dụng cụ, tài liệu, sổ sách tra cứu... ;

+ Hướng dẫn cách thực hiện công việc luyện tập, quy trình cơng nghệ, trình tự các bước gia cơng;

+ Giới thiệu các dạng sai hỏng thường xảy ra, phân tích nguyên nhân, và đề ra các biện pháp để phòng ngừa và khắc phục;

+ Giới thiệu các phương pháp kiểm tra, tự kiểm tra để xác định chất lượng công việc;

+ Phổ biến những vấn đề an toàn lao động trong học tập; - Làm mẫu các thao động tác trình tự thực hiện bài tập.

- Kiểm tra mức độ hình thành biểu tượng về trình tự thực hiện cơng việc của học sinh sau khi họ quan sát thao tác mẫu của giáo viên, (thao tác của học sinh) từ đó có thể bổ sung và điều chỉnh kịp thời.

- Phân cơng vị trí thực tập, định mức cơng việc và nhắc nhở về cơng tác an tồn. (Trong thiết kế mục tiêu, bài học, mơn học hay chương trình mơn học, thường bao hàm: nhận thức, kỹ năng và thái độ).

Mục tiêu nhận thức (congnitive) Mục tiêu kỹ năng (psychomotor) Mục tiêu thái độ (affective)

Mục tiêu nhận thức cho ta biết sau khi học xong chúng ta mong đợi những gì thay đổi ở người học về mặt kiến thức. Mục tiêu về kỹ năng liên quan đến hoạt động tay chân, người học có khả năng làm được những cơng việc gì. Mục tiêu thái độ cho biết những thái độ tình cảm gì được hình thành và phát triển ở người học. Các loại mục tiêu được chia thành nhiều mức độ khác nhau.

(1) Biết (remember): nhận biết được các tri thức qua quá trình tri giác,

hình thành biểu tượng, các khái niệm ban đầu sơ khai chủ động. Trình bày lại

được các thông tin đã thủ nhận (reproduktion). Ở mức độ này bao gồm: biết

những dữ kiện: hệ thống thuật ngữ, sự kiện. Biết các dữ liệu, quy ước, chiều hướng, chuỗi các thao tác, xếp loại, nhận dạng, lựa chọn, định nghĩa, mô tả, xác định, gán nhãn, lập danh sách, đặt tên, tóm tắt... Chẳng hạn: nhớ lại (nhận dạng lại) các định lý, cơng thức tốn, lý, hố, các vật dụng,…

(2) Hiểu (comprehention): ở mức độ này người học không chỉ nhớ lại

được mà còn hiểu thấu đáo sự việc, nguyên lý, định nghĩa… và phải giải thích hay đưa ra được các ví dụ minh hoạ. Để diễn đạt mục tiêu ở trình độ này, người ta thường sử dụng các động từ như: giải thích, trình bày, minh hoạ, chuyển đổi, bảo vệ, mở rộng, ví dụ, suy luận, dịch, dự đoán…

(3) Vận dụng (application): ở trình độ này người học khơng chỉ nhớ và

hiểu mà có khả năng áp dụng những kiến thức đã thu nhận để giải quyết một tình huống cụ thể hay một nhiệm vụ nhận thức, hay các bài tập ứng dụng. Các động từ diễn đạt: điều chỉnh, thay đổi, tính tốn, mơ phỏng, phát hiện, thực hiện, hoạt động dự toán, lập kế hoạch.

(4) Phân tích (analysis): ở mức độ này người học có khả năng phân

chia nội dung thành những chi tiết nhỏ và tìm ra các mối quan hệ cấu trúc và tính chất của chúng. Để diễn đạt mục tiêu ở mức độ này, người ta thường sử dụng các động từ: phân tích, xác định, phân biệt, phân loại...

(5) Tổng hợp (synthesis): tập hợp, lựa chọn, sử dụng, phối hợp những

kiến thức và kĩ năng đa dạng, khác biệt lại với nhau để hoàn thành một nhiệm vụ mới. Ở mức này có khả năng tóm tắt, khái qt hố, lập luận, sắp xếp, giải thích lý do, thiết kế... Chia nhỏ, sơ đồ, vi phân, phân biệt, nhận biết, xác định, minh hoạ, tóm tắt, chỉ ra, tổng hợp, xử lí, xây dựng, thiết kế, thay đổi, tổ chức, kế hoạch, sắp xếp lại, xây dựng lại, tổ chức lại, sửa đổi lại, tóm tắt lại...

(6) Đánh giá (evaluation): đây là mức độ cao nhất. Người học có khả

Khả năng phê phán, đánh giá, lập luận thuận và nghịch, phê bình trên cơ sở dựa vào những tiêu chí bên trong và bên ngoài. Các động từ thường dùng: đánh giá, so sánh, kết luận, phê bình, phân biệt...

Mục tiêu kỹ năng (Psychomotor domain): theo Dave, chia làm 5 mức độ: (1) Bắt chước (Imitation): việc bắt chước của một hành động theo dõi

nhưng thiếu sự phối hợp cơ bắp.

(2) Sự vận động (Manipulaion): thường xuyên bắt chước hành động theo

dõi cần theo chỉ dẫn. Thỉnh thoảng biểu lộ sự phối hợp cơ bắp.

(3) Sự chính xác (Precision): thực hiện chính xác và cân đối hành động

vật chất.

(4) Sự khớp lại với nhau (Articulation): thực hiện thành thạo hành động

vật chất liên quan đến sự phối hợp của hàng loạt các hành động khác.

(5) Sự nhập (Naturalisation): thói quen của hành động vật chất theo

phạm vi mà nó trở lại thành tự động, tự phát và đáp lại cơ bản tiềm thức.

Mục tiêu thái độ (Affective domain): theo Krathwohl, D.Retal, có 5 mức độ:

(1) Tiếp nhận (Receiving): nhạy cảm để chắc chắn thích và có nguyện

vọng để nhận hoặc chú trọng tới chúng.

(2) Đáp lại (Responding): sự liên quan ở một đề tài hoặc hoạt động của

sự kiện trong phạm vi tìm kiếm, nghiên cứu với nó hoặc thu hút nó.

(3) Giá trị (Valuing): cam kết để thuyết phục ở những mục đích, ý kiến

hoặc trong lòng tin.

(4) Tổ chức (Organisation): tổ chức của những giá trị bên trong hệ

thống, sự nhận thức hoặc sự thích hợp và mối quan hệ giữa những giá trị. (5) Đặc điểm của một giá trị phức tạp: tính chính trực của lịng tin, những ý kiến và những thái độ trong tổng quan triết lý hoặc trên toàn thế giới

1.5.2.2. Hướng dẫn thường xuyên

Hướng dẫn thường xuyên là giai đoạn quan trọng nhất của bài thực hành để hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh, nội dung

hướng dẫn thường xuyên bao gồm:

- Theo dõi học sinh đã vào đúng vị trí luyện tập và bắt đầu thực hiện bài tập chưa.

- Thực hiện đúng tiến trình cơng việc khơng.

- Việc sử dụng hợp lý sức lực, thời gian, phương tiện kỹ thuật, vật liệu… để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động.

- Theo dõi ghi chép sự hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh. - Giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn và các vấn đề phát sinh khi luyện tập, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng gây hư hỏng.

- Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra.

- Giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Hướng dẫn vệ sinh công nghiệp.

1.5.2.3. Hướng dẫn kết thúc

- Phân tích những ưu nhược điểm xuất hiện trong quá trình luyện tập trong phạm vi cả lớp và cho từng học sinh.

- Phổ biến kế hoạch học tập cho ca học sau, rút kinh nghiệm trả lời các câu hỏi thắc mắc của học sinh.

- Thông báo kết quả đánh giá cho điểm, chú ý sự phản hồi của giáo viên.

- Hướng dẫn bài tập về nhà và chuẩn bị bài luyện tập sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề cơ khí i hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)