Biện pháp sử dụng giống lai tạo và giống chống chịu bệnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 34 - 36)

Chọn và sử dụng giống kháng bệnh được coi là một trong những biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất để phòng chống bệnh HXVK. Chọn, tạo được giống kháng để có thể đưa ra sản xuất là mục tiêu của nhiều chương trình chọn, tạo giống khác nhau. Cho đến nay đã có nhiều dịng, giống cà chua với nhiều nguồn gen kháng R.solanancearum đã được xác định hoặc chọn tạo. Tuy nhiên kết quả sử dụng giống kháng trong phịng chống bệnh HXVK khơng ln ln mang lại hiệu quả như mong đợi do tính kháng khơng ổn định và sự đa dạng của các dòng (strain) vi khuẩn do tác động của các điêù kiện sinh thái của các vùng khác nhau (độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện đất), đặc biệt là sự tương tác các điều kiện môi trường, vi khuẩn gây bệnh và giống. Tính kháng bệnh HXVK của cây trồng là phức tạp và biểu hiện của nó có tương quan rất chặt chẽ với điều kiện của môi trường, tuổi của cây.

Scott et al. (1992) đã nghiên cứu chọn lọc từ bộ giống có các đặc tính kháng khác nhau đối với R.solanacearum. Kết quả cho thấy rằng, sau 6 vụ đánh giá tính kháng, các giống Hawaii 7997, CRA66,PI 12648 có khả năng kháng cao đối với vi khuẩn R.solanacearum so với đối chứng. Tỷ lệ cây sống sau nhiễm tương ứng giao động trong khoảng 61 – 100%, 66 – 97%, 45 – 97% ở các giống so với 1 – 15% giống nhiễm đối chứng.

Barnes et al. (1992) đã sử dụng giống nhập từ Philippin VC9-1 có gen kháng được chủng R.solanacearum tại địa phương để lai với giống Floradel và đã tạo ra được giống Scorbio. Giống này đã được dùng trong thời gian khá dài để phòng chống bệnh HXVK ở khu vực. Tuy nhiên, theo Mew et al. (1977) đã cơng bố, tính kháng của giống VC9-1 cũng như giống con lai của nó là Scorbio sẽ khơng ổn định nếu nhiệt độ vượt quá 32 . Các chương trình chọn theo hướng này đã tạo ra được các giống kháng R.solanacearum như: Redlands và Redlander từ nguồn có gen kháng của VC9-1 và sau này là Scorbio (Herrington et al. 1988).

Sathyanarayana et al (1992) thông qua kết quả lai tạo giống cà chua có gen kháng vi khuẩn héo xanh (dịng S1-6, S1-11, BWR5, BWR14-1,BWR15SB) với các dịng có năng suất cao, chất lượng quả tốt (thích hợp cho chế biến như độ khô cao, hàm lượng licopen cao..) nhưng mẫn cảm với R.solanacearum. Kết quả là ở thế hệ con lai F1 các giống đều thể hiện tính kháng cao và có các dặc tính cho phép đưa vào sản xuất cà chua cho chế biến.

Tại Ấn Độ, Pter et al. (1992) đã công bố kết quả nghiên cứu chọn giống cà chua kháng bệnh. Trong 165 dòng giống cà chua, dòng CL32-d-0-1-19 và dòng Louisiana Pink kháng HXVK.

Nhiều nghiên cứu, chọn tạo giống kháng bệnh HXVK đã được công bố, cho thấy trên thế giới nhiều giống cà chua kháng R.solanacearum đã được chọn tạo và đưa vào sản xuất hay trở thành vật liệu khởi đầu cho chọn tuyển giống kháng có khả năng kháng một số bệnh quan trọng và tuyến trùng như Scott J.W et al. (1993) với các giống Hawaii 7998, CRA66, PI126480, Peterson et al. (1983), Somodi (1993).

Tại Nepal, Adhicari et al. (1993) đã chọn ra được giống CL1131 và giống Rampur Locar kháng cao bệnh HXVK.

Trong kết quả thử nghiệm lây bệnh nhân tạo với chủng BN1, biovar 3, race 1 của 36dòng/giống cà chua trong bộ giống kháng chuẩn quốc tê, Trần Văn Lai, Chua Văn Chuông và CTV (2002) đã cho rằng các giống Caraibo Caravel, CLN 1464-111-30-45 và một số dịng giống nhóm thuộc Hawaii có khả năng kháng bệnh cao, các nguồn gen kháng như: UPCA1169, CRA 84-26-3, VC-1, CRA66, PT127805 A có vai trị quyết định tạo nên tình kháng của một số dịng giống khảo nghiệm.

Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á được lây nhiễm nhân tạo bằng các dòng vi khuẩn

R.solanacearum được phân lập từ các mẫu bị bệnh từ các vùng khác nhau để

đánh giá mức độ kháng, sau đó có những thí nghiệm đánh giá, so sánh và chọn giống khả dĩ có thể áp dụng cho sản xuất. kết quả là chọn được giống CHX1 thể hiện tính kháng khá cao, có năng suất cao và ổn định hơn hẳn các giống hiện đang phổ biến trong sản xuất đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nơng thơn cho phép khu vực hóa năm 2002.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 34 - 36)