Biện pháp canh tác trong phòng chống bệnh HXVK

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 36 - 37)

Luân canh cây là R. solanacearum với những cây trồng không phải là ký chủ của vi khuẩn này là một trong những giải pháp quan trọng giúp giảm mật độ vi khuẩn trong đất va hạn chế tối đa nguồn bệnh từ các tàn dư thực vật từ các vụ trước. Một trong các cây trồng được coi là cây không phải là ký chủ và làm giảm tỷ lệ bệnh đáng kể là cây lúa. Luân canh cà chua với cây lúa tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK giảm đáng kể. Các nghiên cứu từ Philippin, Ấn Độ cho rằng luân canh cây họ cà với cây một lá mầm như lúa, ngơ, mía tỷ lệ nhiễm bệnh HXVK giảm đáng kể.

Để giảm thiểu tác hại của bệnh HXVK, việc trồng khải phối hợp các biện pháp canh tác như: luân canh, chọn địa điểm, thời vụ trồng, sử dụng đất sạch bệnh, giống xác nhận sạch bệnh, sử dụng dụng cụ lao động đã được tiệc trùng và dùng nước sạch để tưới cho cây trồng. Luân canh để phòng bệnh cũng được các tác giả đề cập đến luân canh khoai tây với lúa nước ở vùng đồng bằng nhiệt đới và những cây trồng khác như ngơ, mía, lúa mạch đều có tác dụng phịng ngừa bệnh phát triển. Hơn nữa nếu phơi ải đất 5 tháng và khơng trồng ln canh với cây họ cà thì hiệu quả phịng bệnh HXVK sẽ ổn định hơn.

Trên cây lạc, biện pháp canh tác cũng được coi trọng trong phòng chống bệnh HXVK. Những nghiên cứu ở Sơn Đông, Trung Quốc cho thấy luân canh lạc với lúa nước trong 3 năm thì tỷ lệ bệnh giảm từ 83,4% xuống 1,5% (Wang et al. 1982). Tác giả He (1990) cũng cho rằng ngâm ruộng 15 - 30 ngày trước trồng lạc hoặc luân canh với cây lúa nước 2 - 4 năm có tác dụng giảm tỷ lệ nhiễm bệnh của lạc. Ở các công thức luân canh khác nhau, hiệu quả phòng trừ bệnh HXVK cũng khác nhau theo thứ tự từ cao đến thấp: lạc - lúa nước, lạc - ngô, lạc - đậu tương, lạc - lạc (giống kháng bệnh HXVK), vụ lạc - khoai lang (Machmud, 1993). Đối với các vùng đất cao, khó khăn trong việc trồng lúa và tưới nước nói chung thì ln canh với cây lúa mì, đại mạch, tiểu mạch, ngô trong chu kỳ 4 -5 năm cũng có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh. Trên chân đất sét, bón vơi kết hợp với phân hữu cơ cũng có hiệu lực phịng bệnh nhưng khơng ổn định. Kết quả nghiên cứu của Chang et al. (1998) cũng chỉ ra rằng sự thay đổi thành phần đất qua việc bổ xung oxit canxi cùng với các thành phần các chất hữu cơ, vơ cơ trong đất cũng như ure cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w