Đặc điểm của vi khuẩn Ralstonia solanacearum

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 26 - 29)

Các cơng trình nghiên cứu cho thấy rằng bệnh HXVK do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith (P. solanacearum Smith), có hình gậy ngắn, trịn ở hai đầu gây ra. Vi khuẩn thường gặp ở dạng đơn lẻ, ghép đôi hoặc bốn hiếm khi thấy chúng kết hợp thành chuỗi. Kích thước của chúng trong khoảng 1,0 – 1,5 1,5 – 0,6μm. Chúng có từ một đến vài tiêm mao và ln chuyển động.

Khuẩn lạc có bề mặc trơn, nhẵn, ít khi gồ ghề, hơi chảy hoặc khơng chảy, có thể có màu trắng, trắng đục hoặc phớt hồng trên mơi trường TZC. Cả nguồn vi khuẩn có tính độ cao và nguồn có tính độc thấp đều có lơng nhỏ ở rìa (Mehan et al. 1994). Vi khuẩn gây bệnh HXVK là ký sinh đa thực. Nó có thể gây hại trên cà chua, lạc, thuốc lá và nhiều cây trồng, cây rừng và cỏ dại.Vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trên cỏ dại. Nhiều cơng trình của các tác giả trước đây đã công bố cho thấy sự tồn tại của vi khuẩn R.

solanacearum bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện môi trường như: nhiệt độ và độ

ẩm đất .

Ở một số loại đất, vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm. Tuy nhiên sự tồn tại đó phụ thuộc vào loại race của lồi R. solanacearum có mặt trong đất và thường race 1 tồn tại nhiều năm hơn so với race 3 do khả năng sống sót của race 3 bị giảm sút nhanh. Ở lớp đất có độ sâu 55 – 65cm vi khuẩn R.solanacearum, race 3, biovar 2 có thể tồn tại được 82 ngày, cịn ở lớp đất bề mặt (10 – 15cm) thì race 3 chỉ tồn tại được 10 ngày. Ở Nhật Bản, Okabe, 1975 đã phát hiện thấy vi khuẩn R. solanacearum ở độ sâu 80 – 100cm trên cánh đồng trồng thuốc lá bị nhiễm bệnh tự nhiên sau thu hoạch 4 tháng. Trong tàn dư cây bị bệnh, vi khuẩn có thể sống sót được tới 7 tháng còn trong đất tới 14 tháng (Nakata, 1927). Theo Granada anh Sequieira, (1983) vi khuẩn R. solanacearum có thể tồn tại trong đất trong một số năm do vậy việc trồng cà chua cây họ cà trên các vùng nhiễm bệnh nặng là gần như không thể.

Nghiên cứu những đặc tính sinh hóa chính của vi khuẩn R.solanacearum, He et al. (1983) đã chỉ ra rằng:

Vi khuẩn khơng hóa lỏng gelatin, thủy phân tinh bột, khơng có khả năng tạo ra indol và khơng sử dụng arginin. Ngược lại R. solanacearum có khả năng tạo ra H2S, khử nitrat, có khả năng thủy phân T.ween 80, phản ứng dương tính Le-van, phân giải đối với sữa limut, có phản ứng oxidasa và catalasa, ure, pectin, oxi hóa axetat, malonat và gluconat.

Vi khuẩn R. solanacearum là vi khuẩn hiếu khí, khơng hình thành bào tử và có khả năng tổng hợp poly-β - hydroxybuty rat như là nguồn cacbon dự trữ. Nó có thể tổng hợp sắc tố khuyếch tán nitrat thành nitrit và tạo ra khí nhưng khơng thể thủy phân tinh bột, hóa lỏng yếu hoặc khơng hóa lỏng getatin. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển trong khoảng 25 đến 35 . R.

cảm với streptomycin, nhưng chống chịu với penixilin, viomyxin,..(He et al. 1983).

Tính độc của vi khuẩn có mối quan hệ với hình thái khuẩn lạc và các race tổng hợp polysachrit ngoại bào (Kelman et al. 1954). Các biovar đột biến của

R.solanacearum có thể được phát hiện dễ dàng khi chúng được cấy vạch trên

mơi trường thạch Kelman có 2,3,5-triphenyl tetrazolium clorit (TZC) sau 36-48 giờ (Kelman, et al. 1954) . Những đột biến có tính độc hay khơng có tính độc thường hình thành các khuẩn lạc màu trắng, thể nhầy lỏng, khoanh tròn mực với màu phớt hồng ở tâm. Khả năng tổng hợp chất nhầy polysacharit là một thuộc tính chung của tất cả các chủng phân lập R. solanacearum có tính độc. Tuy nhiên sự tương quan giữa khả năng tổng hợp chất nhầy và tính độc của vi khuẩn rất phức tạp.

Về mặt sinh hóa của tính độc, năm 1963 khi nghiên cứu so sánh sự tổng hợp IAA (axit indol 3-axetic) ở R. solanacearum dạng chảy khơng cố định có độc tính và dạng chảy khơng độc, Sequeira and Williams, 1963 đã phát hiện ra rằng cả hai dạng đều tổng hợp IAA dễ dàng ngay cả khi tryptophan khơng có mặt trong môi trường nuôi cấy. Khi cấy trên môi trường TZC, tế bào vi khuẩn

R.solanacearum tạo thành các khuẩn lạc có bề mặt nhẵn, hơi chảy, màu trắng

đục ở rìa và phớt hồng ở tâm.

Nguồn: Hình ảnh Hằng, 2014

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w