Đánh giá độc tính của chủngvi khuẩn héo xanh phân lập trên cây cà chua ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 54 - 58)

PHẦN4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4.Đánh giá độc tính của chủngvi khuẩn héo xanh phân lập trên cây cà chua ở Hà Nộ

Bên cạnh đó, độc tính của isolate phân lập ở Hà Nội cũng tương đối mạnh gần giống như isolate phân lập tại Quảng Ninh (bảng 4.5).

Khi lây nhiễm lên các giống thí nghiệm isolate được phân lập ở Hà Nội,chúng tôi nhận thấy mức độ nhiễm bệnh khác nhau. Đối với giống West Virginia 700 khi lây nhiễm isolate trên thì nó thể hiện độc tính cao nhất thơng qua các chỉ số bệnh của các lần theo dõi. Bệnh biểu hiện ngay lần theo dõi đầu tiên ở 7 ngày sau lây nhiễm với chỉ số bệnh 28.33%, chỉ số bệnh tăng 50.0% sau 14 ngày sau lây nhiễm, đến ngày thứ 21, 28 sau lây nhiễm bệnh tiến triển nhanh tương ứng với chỉ số bệnh 73.33% và 96.67%. Đối với giống Savior khi lây nhiễm với chủng vi khuẩn trên, chỉ số bệnh thấp hơn nhiều so với giống West Virgiria 700, thể hiện qua các chỉ số ở 7, 14, 21 và 28 ngày sau lây nhiễm như sau: 10.0%, 23.33%, 43.33% và 66.67%. Đối với giống Haiwaii 7996 chỉ số bệnh rất thấp, điều đó chứng tỏ isolate phân lập từ Hà Nội có độc tính rất thấp với các giống thí nghiệm. Giống khơng thể hiện bệnh sau khi lây nhiễm 7 ngày và bệnh bắt đầu xuất hiện ở 14ngày sau lây nhiễm (1,67%), chỉ số bệnh tăng lên ở 21 và 28 ngày sau lây nhiễm lần lượt với các chỉ số bệnh: 28.33% và 31.67% (bảng 4.5).

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy isolate vi khuẩn phân lập ở Hà Nội có độc tính cao đối với giống West Virginia 700, tiếp đến là giống Savior,nhưng ở giống Haiwaii 7996 mức độ nhiễm bệnh thấp. (đồ thị 4)

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của isolate vi khuẩn Hà Nội đến các mẫu giống cà chua

Isolate Mẫu giống cà chua Chỉ số bệnh (%) 7 ngày sau lây nhiễm 14 ngày sau lây nhiễm 21 ngày sau lây nhiễm 28 ngày sau lây nhiễm Hà Nội Savior 10de 23.3cd 43.3c 66.6bc Haiwaii 7996 0f 1.67f 28.3cde 31.6de

West Virginia 700 28.3b 50b 73.3b 96.6a Đối chứng (nước) Savior 0f 0f 0f 0f Haiwaii 7996 0f 0f 0f 0f West Virginia 700 0f 0f 0f 0f

Đồ thị 4: Độc tính của isolate vi khuẩn Hà Nội trên các giống cà chua 4.2.5. Đánh giá độc tính của chủng vi khuẩn héo xanh phân lập trên cây cà chua ở Hà Nam

Chủng vi khuẩn được phân lập từ vùng trồng mới cà chua Hà Nam được lây nhiễm trên 3 giống cà chua thí nghiệm, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.6 và đồi thị 5

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của isolate vi khuẩn Hà Nam đến các mẫu giống cà chua

Isolate Mẫu giống cà chua Chỉ số bệnh (%) 7 ngày sau lây nhiễm 14 ngày sau lây nhiễm 21 ngày sau lây nhiễm 28 ngày sau lây nhiễm

Hà Nam

Savior 3.3ef 6.6ef 20ef 35cd

Haiwaii 7996 0f 3.3ef 6.6ef 11.6def

West Virginia 700 5def 13.3de 16.6def 40cd

Đối chứng (nước) Savior 0f 0f 0f 0f Haiwaii 7996 0f 0f 0f 0f West Virginia 700 0f 0f 0f 0f

. Kết quả chỉ ra rằng: chỉ số bệnh trên các giống không quá 50%, cao nhất đối với giống West Virginia 700 với các chỉ số bệnh qua 7, 14, 21 và 28 ngày sau lây nhiễm lần lượt 5.0%; 16.67%; 13.33% và 40.0%. Giống Savior khi được lây nhiễm isolate từ Hà Nam, chỉ số bệnh ở 7 ngày sau lây nhiễm rất thấp 3.33%, và tăng dần sau 14, 21, 28 ngày lây nhiễm là 6.67%; 20.0% và 35.0%. Còn đối với giống Haiwaii 7996, đây là giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, nên khi bị lây nhiễm bởi chủng vi khuẩn Hà Nam, chỉ số bệnh chưa biểu hiện ở lần theo dõi đầu tiên, chỉ số bệnh có xu hướng tăng qua các lần theo dõi tiếp theo nhưng không đáng kể 3.33%; 6.67% và 11,67%. Điều này chứng tỏ, độc tính của isolate phân lập tại Hà Nam đối với các giống thí nghiệm rất thấp, đặc biệt là giốn Haiwaii 7996 có khả năng kháng cao với chủng vi khuẩn ởHà Nam (bảng 4.6).

Đồ thi 5: Độc tính của isolate vi khuẩn Hà Nam trên các giống cà chua

Từ các kết quả được phân tích trên, chúng tơi có nhận xét chung như sau: Trong các isolate được phân lập ở các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam của miền Bắc khi lây nhiễm lên ba giống cà chua Savior, West Virginia 700 và Haiwaii 7996. Isolate phân lập tại Hải Dương có độc tính cao nhất đối với các giống thí nghiệm, tiếp đến là isolate được phân lập ở Quảng Ninh và Hà Nội, isolate từ Hà Nam có độc tính tương đối cao.Riêng isolate phân lập ở Phú Thọ có độc tính rất thấp ở tất cả các giống cà chua.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 54 - 58)