Sử dụng phương pháp ghép vào phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 37 - 38)

Kỹ thuật ghép trong sản xuất cây giống rau được ứng dụng lần đầu tiên tại Nhật Bản năm 1927 để chống bệnh héo do Fusarium sp. Trên dưa hấu, người Nhật Bản đã nghiên cứu ứng dụng ghép dưa hấu (Citrullus lanatus) trên gốc bầu, ghép cà trên gốc cà tím (Solanum integrifolium) vào những năm 50 và ghép dưa chuột vào những năm 60 và ghép cà chua vào những năm 70 của thế kỹ XX. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh hại đến sản xuất rau, người ta đã tiến hành điều tra ảnh hưởng của các nguyên nhân đến năng suất của rau. Qua điều tra 881 mẫu ở các điều kiện khác nhau, kết quả cho thấy bệnh hại là nguyên nhân chính (72%) gây mất mùa đối với sản xuất rau, trong đó bệnh có nguồn gốc từ đất chiếm tỷ lệ cao nhất (60,9%), trong khi đó các bệnh khác là nguyên nhân gây mất mùa ở tỷ lệ 11,1% Oda (1995). Điều này cho thấy để trồng rau đạt

năng suất cao và ổn định, nhiệm vụ hàng đầu là phải phịng chống các bệnh có nguồn gốc từ đất.

Tác giả Wang et al. (2000) đã sử dụng 3 giống cà tím kháng bệnh HXVK là EG 190, EG 203, EG 219 làm gốc ghép và dùng cành ghép là giống cà chua quả nhỏ (cherry tomato): Satana, ASVEG#6 sau đó cây ghép được lây nhiễm nhân tạo và trồng trong nhà lưới. Kết qủa là trong vụ hè, giống ASVEG#6 có từ 20 - 31,8% số cây bị chết xanh so với 100% số cây không được ghép bị chết do HXVK. Tương tự là kết quả đối với giống Satana ghép trên 3 gốc cà tím nói trên nhưng tỷ lệ cây héo ở mức độ lớn hơn từ 34,7 - 55,0%. Ở vụ thu khi điều kiện khơng hồn tồn thích hợp với bệnh, nhưng tỷ lệ bệnh cây chết héo do HXVK có sai khác khá lớn từ 2,1 - 12,5% tùy theo gốc ghép so với 17,2% cây héo ở đối chứng. Về năng suất và chất lượng cà chua ghép, giống Satana, ở các công thức, dưới áp lực của bệnh hại, cây cà chua ghép trên gốc cà tím kháng bệnh đã tăng năng suất với chất lượng đảm bảo bằng hoặc tốt hơn so với không ghép (độ Brix cao hơn). Các nghiên cứu về cơ chế káng bệnh HXVK của cây cà chua ghép trên gốc ghép kháng bệnh HXVK cũng đã được Grimault et al. (1994) nghiên cứu và công bố.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w