Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh héo xanh vi khuẩn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 32 - 33)

Thời gian vi khuẩn lưu tồn trong đất phụ thuộc nhiều yếu tố như ẩm độ, nhiệt độ, hóa lý đất. Bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào race 3 thường giảm sau vài năm do khả năng thích ứng thấp hơn. Vi khuẩn có thể lưu tồn trong đất từ 5-6 năm, trong cơ thể ký chủ thực vật hoặc trong hạt giống có thể sống tới 7 tháng, cịn nếu bám dính trên bề mặt hạt chỉ tồn tại 2-7 ngày (Vũ Triệu Mân và Lê Lê Lương Tề, 1998).

Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua rễ, vết thương cơ giới, thân nô, lỗ hở tự nhiên, do côn trùng, khi vào bên trong chúng sinh sản rất nhanh làm bít các lỗ mạch đồng thời tiết ra độc tố làm các bó mạch bị hóa nâu, đen và gây ra hiện tượng héo do cây bị thiếu nước. Dưới những điều kiện thuận lợi vi khuẩn có thể di chuyển xuyên qua lớp vỏ và đi qua bên ngồi mơi trường đất, đó cũng là sự tương tác giữa đất và rễ, rễ bị nhiễm vi khuẩn từ đất và ngược lại vi khuẩn từ trong cây đi ra môi trường đất ( Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).

Vi khuẩn lây lan chủ yếu bằng nguồn nước, đất như bám dính vào giầy dép, dụng cụ canh tác ( Martin và French, 1997).

Bệnh héo xanh vi khuẩn phát sinh phát triển phụ thuộc vào điều kiện đất đai như trên các chân đất cao, bệnh thường nặng hơn các chân đát thấp, đất được luân canh với lúa nước làm giảm tỷ lệ bệnh đáng kể ( Đỗ Tấn Dũng. 2001).

Thời vụ trồng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đến sự phát sinh phát triển của bệnh, thời vụ trồng có mùa mưa nhiều, ẩm độ cao làm gia tăng sự phát sinh phát triển bệnh.

Mật độ trồng cao tỷ lệ bệnh thường cao do chúng tạo một vùng khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh phát triển bệnh.

Vì nước là nguồn lây lan chủ yếu của bệnh, do đó phương pháp tưới là một trong những yếu tố gia tăng tỷ lệ gây hại của bệnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 32 - 33)