Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển bệnh héo xanh vi khuẩn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 31 - 32)

vi khuẩn

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum (P. solanacearum) gây ra. Hay cịn gọi Ralstonia solanacearum. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7-7,2. Nhiệt độ thích hợp 24-37oC.Nhiệt độ gây chết 52oC. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, thân cuống lá qua các vết thương cơ giới do nhổ cây giống đem về trồng (cà chua) do côn trùng hoặc tuyến trùng tạo ra, do chăm sóc vun trồng…Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào qua các lỗ hở tự nhiên, qua bì khổng trên củ (khoai tây). Sau khi đã xâm nhập vào rễ lan tới các bó mạch dẫn xylem, sinh sản phát triển ở trong đó. Sản sinh ra các men pectinaza và cellulaza để phân huỷ mô, sinh ra các độc tố ở dạng exopolysaccarit (EPS) và lipopolysacrit (LPS) vít tắc mạch dẫn cản trở sự vận chuyển nước và nhựa trong cây, dẫn tới cây héo nhanh chóng.

Bệnh lan truyền từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng nhờ nước tưới, nước mưa, gió bụi, đất bám dính ở các dụng cụ dùng để vun sới, chăm sóc cây. Vai trị của tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita và các loài tuyến trùng khác hoạt động ở trong đất, tạo vết thương cho vi khuẩn lan truyền, lây bệnh hỗn hợp rất đáng chú ý để ngăn ngừa.

Bệnh xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa

đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm tồn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh. Bệnh phát triển mạnh và nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa gió, nhất là ở trên đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất đã nhiễm vi khuẩn, trồng các giống mẫn cảm từ trước. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh phát triển của bệnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 24 – 370C, ẩm độ cao, tưới nhiều, tưới ngập rãnh đều là điều kiện tốt cho bệnh xâm nhiễm phát triển mạnh, lan truyền

dễ dàng.

Đất khô ải hoặc ngâm nước dài ngày (luân canh lúa nước), bón phân đạm hữu cơ, phân hoai mục với lượng cao (thâm canh) đều có khả năng làm giảm bệnh. Nguồn bệnh vi khuẩn đầu tiên lưu truyền qua vụ qua năm là đất, tàn dư cây bệnh và giống (khoai tây). Ở trong đất vi khuẩn có thể bảo tồn sức sống lâu dài tới 5-6 năm hoặc 6 - 7 tháng tuỳ thuộc vào ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác. Đối với cà chua, hầu như các giống trồng trong sản xuất của nước ta đều nhiễm. Sự phát sinh phát triển của bệnh HXVK trên cà chua có liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ và độ ẩm đất, lượng mưa, gió, kết cấu và pH đất, v.v.. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển trong khoảng từ 25 đến 35 nhiệt độ tối thiểu là 10 và tối đa là 41 ; pH thích hợp 7,0 – 7,2 (Kelman et al. 1994). Bệnh thường gây thiệt hại nặng ở những vùng nhiệt đới với nhiệt độ trên 25 ở độ sâu 5cm cùng với độ ẩm cao. Độ ẩm đất và các vi sinh vật đối kháng cũng là những yếu tố hạn chế quan trọng khống chế hay thúc đẩy của phát triển của bệnh. Lượng mưa cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn R.solanacearum. Ở những vùng có mưa nhiều, nhiệt độ đất và khơng khí trong khoảng 25 đến 35 bệnh thường gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sau những trận mưa, thời tiết nóng hoặc xen kẽ giữa ngày mưa và nắng ấm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển nhanh và hậu quả là bệnh sẽ xảy ra nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ độc TÍNH các CHỦNG VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM TRÊN các GIỐNG cà CHUA ở các TỈNH MIỀN bắc (Trang 31 - 32)