Biện pháp dùng hóa chất bảo vệ thực (BVTV) phòng chống bệnh HXVK được cho là ít có hiệu quả trong phịng chống R. solanacearum do vi khuẩn này có nguồn gốc từ đất, xâm nhập gây bệnh và sinh sản trong hệ thống bó mạch của cây. Xử lý đất bằng các loại thuốc xơng hơi ít có tác dụng hạn chế bệnh (Murakoshi et al. 1984). Dùng các chế phẩm kháng sinh được coi là biện pháp có triển vọng, thay thế thuốc hóa học do thuốc kháng sinh được hấp thụ tốt, chuyển dịch trong mạch dẫn, trong mô dễ dàng. Tuy nhiên dùng kháng sinh dễ tạo ra các dạng chủng vi khuẩn mới kháng thuốc. Hơn nữa thuốc kháng sinh có giá thành cao cũng là một trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi. Farag et al. (1982), Wang et al. (1982) cho biết việc khảo nghiệm thuốc trừ bệnh HXVK cho lạc đã được tiến hành từ những năm 1960 – 1970. Một trong số thuốc có hiệu quả là Clopicrin liều lượng 300 kg/ha xử lý đất trước khi trồng lạc 10 ngày cho hiệu quả tốt. Một số thuốc khác như: Thiabendazol (C5H6N6S2) có thể giảm tỷ lệ bệnh xuống 50% nhưng do thuốc này có độ độc cấp tính cao với con người và gia súc nên cho đến nay thuốc này chưa thể áp dụng vào sản xuất. Nhiều tác giả khác cũng cơng bố các kết quả góp phần chứng minh luận điểm rằng dùng hóa chất phịng chống bệnh HXVK có hiệu quả thấp Prior et al. (1998), ….
Sử dụng một sốvi khuẩn đối kháng như Bacillus sudtilis, Pseudomonas fluorescens đểxử lý hạt trước khi gieo, nhúng rễ cây con trước khi trồng trước (Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Sử dụng chế phẩm V58 có chứa vi sinh vật đối kháng trên ruộng đồng cà chua ơt Tiền Phong – Mê Linh – Vĩnh Phúc, kết quả thu được có cơng thức sử dụng V58 tỷ lệ chết giảm còn 25% so với đối chứng 80% ( Lê Như Kiểu, 2001 ). Ngoài ra, chúng ta cần phải làm đất vườn ươm sạch bệnh, cày bừa kỹ, bón đạm vừa phải, phân chuồng phải ủ hoai, luân canh với cây lúa nước và dùng thuốc một cách hợp lý.