Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 52)

HƯƠ NG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thiết kế nghiên cứu

3.3.1. Mẫu nghiên cứu

- Kích thước mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tác giả áp dụng công thức của Cochran (1997):

z2 p(1− p)

n =

e2

Với n là cỡ mẫu cần chọn, Z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%.

Do tính chất p + q = 1, vì

vậy

p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5

nên

p.q = 0, 25 . Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là

8%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ: n = 1.96 ∗ 0.5 ∗ 0.5 0.082 = 150

Trong bài nghiên cứu tác giả có tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo nghiên cứu Hair & ctg (1998) số lượng cỡ mẫu nghiên cứu ít nhất phải gấp 5 lần số biến phân tích. Mơ hình nghiên cứu có 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc và 21 câu hỏi. Vậy kích cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra là:

n = 5* 21 = 105

Tác giả quyết định chọn cỡ mẫu là 200. Với kích thước mẫu là 200 thì cả 2 phương pháp trên đều thỏa mãn nên tác giả có thể sử dụng để phân tích trong bài.

Số lượng bảng câu hỏi được phát ra là 220 bảng, số lượng thu về được 212 bảng, sau khi kiểm tra và chọn lọc thì chỉ có 200 bảng khảo sát hợp lệ.

50

Kết quả thu được từ các phiếu khảo sát sẽ được sàng lọc và phân tích định lượng. Quá trình nghiên cứu được trình bày chi tiết ở phần quy trình nghiên cứu phía trên.

3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi việc thu thập dữ liệu được hoàn tất, những khảo sát không đạt yêu cầu sẽ được rà soát lại để loại bỏ, tiếp theo sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch bằng phần mềm SPSS. Đầu tiên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng các công cụ thống kê mô tả của phần mềm SPSS để thông qua việc đo lường các đại lượng như trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn… nhằm tóm tắt dữ liệu, đặc điểm của những người được phỏng vấn. Sau đó, tác giả tiến hành sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo đo lường các nhân tố phong cách lãnh đạo tích hợp ảnh hưởng đến động lực phụng sự côngcủa công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, loại bỏ các biến không phù hợp và tiến hành phân tích EFA đối với các biến tốt, các biến này nếu đạt sẽ tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định sự tương quan giữa các biến với nhau và kiểm định độ phù hợp của mơ hình.

3.3.2.1. Thống kê mơ tả

Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mơ tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu”.

Trong đề tài luận văn của tác giả thì thống kê mơ tả các đặc điểm về: giới tính, độ tuổi, trình độ và thu nhập và thời gian công tác.

Một phần của tài liệu Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 52)

w