Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức bà rịa vũng tàu (Trang 76)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.4.2. Phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mơ hình với biến phụ thuộc là Động lực phụng sự công.

LDQH LDNV DHLC DHDD DHTD Động lực phụng sự công Hệ số tương quan 0.607 ** 0.442** 0.526** 0.483** 0.568** Sig 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 76

Các mức độ ảnh hưởng này được xác định thông qua hệ số hồi quy. Mơ hình hồi quy như sau:

DLPSC= β0 + β1LDQH+ β2LDNV+ β3DHLC + β4DHDD+ β5DHTD +

ei

Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy đa biến Hệ số hồi

quy chuẩn hố Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hố

Mơ hình T Sig. B Std. Error Beta Hằng số -0.173 0.239 -.721 0.472 LDQH 0.329 0.056 0.323 5.855 0.000 DHTD 0.219 0.050 0.243 4.385 0.000 LDNV 0.154 0.044 0.177 3.472 0.001 DHLC 0.162 0.052 0.175 3.125 0.002 DHDD 0.159 0.055 0.155 2.863 0.005

R2 hiệu chỉnh = 0.568; Kiểm định F với giá trị Sig: 0.000

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Từ kết quả bảng trên, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị Sig. < 0.05, chứng tỏ là mơ hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.568; có nghĩa là mơ hình hồi quy giải thích được 56.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mơ hình có giá trị giải thích ở mức khá cao. Bên cạnh đó ta nhận thấy các yếu tố đều ảnh hưởng đến Động lực phụng sự cơng do có giá trị Sig < 0.05. Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mơ tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến Động lực phụng sự công như sau:

DLPSC= 0.323LDQH+ 0.243 DHTD + 1.177 LDNV + 0.175 DHLC +

0.155 DHDD 77

4.2.4.3. Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết

- Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Phương sai của phần dư khơng đổi:

Hình 4.1: Biểu đồ P – P plot của hơi quy phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Phương sai của phần dư được thể hiện trên đồ thị của phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc kết quả đã được chuẩn hóa. Theo quan sát trên biểu đồ trên, thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư) trong 1 phạm vi khơng đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư là khơng đổi.

Phần dư có phân phối chuẩn: 78

Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Biểu đồ Histrogram trong biểu đồ trên cho ta thấy trong mơ hình hồi quy có kết quả độ lệch chuẩn = 0.987 và phân phối chuẩn của phần dư (mean) = 0. Vì vậy, xác định phần dư có phân phối chuẩn được chấp nhận.

- Giả định tính độc lập của sai số

Đại lượng Durbin – Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Giả thuyết khi tiến hành kiểm định này là:

H0: hệ số tương quan tổng thể của các phần dư bằng 0.

Thực hiện hồi quy cho ta kết quả về trị kiểm định d của Durbin – Watson trong bảng tóm tắt mơ hình bằng 1.677. Theo điều kiện hồi quy, giá trị Durbin – Watson phải nằm trong khoảng 1 đến 3. (Nguồn: Nghiên cứu SPSS trong kinh doanh của Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc).

Giá trị d tính được rơi vào miền chấp nhận giả thuyết khơng có tự tương quan. Như vậy mơ hình khơng vi phạm giả định về hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Mơ hình Đo lường đa cộng tuyến

Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai

(Hằng số) LDQH 0.713 1.402 LDNV 0.835 1.198 DHLC 0.691 1.448 DHDD 0.737 1.357 DHTD 0.705 1.417

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS

Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ, mơ hình hồi quy khơng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị VIF lớn hơn hay bằng 10.

Bảng 4.14: Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu Giả

thiết Nội dung Sig.

Kết quả kiểm định

H1 Nhân tố “Lãnh đạo theo quan hệ” có

tương quan đến Động lực phụng sự công. 0.000

Chấp nhận giả thiết H2 Nhân tố “Lãnh đạo theo nhiệm vụ” có

tương quan đến Động lực phụng sự công. 0.001

Chấp nhận giả thiết

H3

Nhân tố “Lãnh đạo theo định hướng liêm

chính” có tương quan đến Động lực phụng sự công. 0.002 Chấp nhận giả thiết H4

Nhân tố “Lãnh đạo định hướng đa dạng” có tương quan đến Động lực phụng sự công. 0.005 Chấp nhận giả thiết H5

Nhân tố “Lãnh đạo theo định hướng thay

đổi” có tương quan đến Động lực phụng sự

công.

0.000

Chấp nhận giả thiết

Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS

- Giả thiết H1: Nhân tố “Lãnh đạo theo quan hệ” có tương quan đến Động lực phụng sự công. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.329 chứng tỏ mối quan hệ giữa Động lực phụng sự công và Lãnh đạo theo quan hệ là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãnh đạo theo quan hệ tăng lên 1 đơn vị thì Động lực phụng sự công tăng lên tương ứng 0.329 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Như vậy cho thấy lãnh đạo theo quan hệ có mối quan hệ cùng chiều với động lực phụng sự công, đối với công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi mà nhà lãnh đạo thực hiện trao quyền, hỗ trợ công

chức, tạo cho công chức cơ hội để chứng tỏ khả năng của họ,…thì động lực phụng sự cơng của cơng chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng lên. Tạo sự khuyến khích cho cơng chức khi làm việc và yếu tố này có tác động mạnh nhất đến động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Giả thiết H2: Nhân tố “Lãnh đạo theo nhiệm vụ” có tương quan đến Động lực phụng sự công. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.177 chứng tỏ mối quan hệ giữa Động lực phụng sự công và Lãnh đạo theo nhiệm vụ là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãnh đạo theo nhiệm vụ tăng lên 1 đơn vị thì Động lực phụng sự cơng tăng lên tương ứng 0.177 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ ba. Yếu tố này tác động mạnh thứ ba đến động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi lãnh đạo truyền đạt các mục tiêu, phân công công việc cho từng cán bộ công chức, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của công chức sẽ giúp cho cán bộ công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao hơn nữa động lực phụng sự công. Họ hiểu được những công việc mà họ phải thực hiện và hồn thành, giúp họ có động lực làm việc

- Giả thiết H3: Nhân tố “Lãnh đạo theo định hướng liêm chính” có tương quan đến Động lực phụng sự công. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.175 chứng tỏ mối quan hệ giữa Động lực phụng sự công và Lãnh đạo theo định hướng liêm chính là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãnh đạo theo định hướng liêm chính tăng lên 1 đơn vị thì Động lực phụng sự công tăng lên tương ứng 0.175 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng thứ tư. Khi mà nhà lãnh đạo là những người có tính trung thực, liêm chính, các sai phạm luôn bị xử lý nghiêm,…thì phong cách lãnh đạo theo định hướng liêm chính sẽ làm tăng

động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại

- Giả thiết H4: Nhân tố “Lãnh đạo định hướng đa dạng” có tương quan đến Động lực phụng sự công. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.155 chứng tỏ mối quan hệ giữa Động lực phụng sự công và Lãnh đạo định hướng đa dạng là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãnh đạo định hướng đa dạng tăng lên 1 đơn vị thì Động lực phụng sự công tăng lên tương ứng 0.155 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng yếu nhất. Khi các nhà lãnh đạo tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có kiến thức đa dạng, hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và làm việc tốt với các bộ phận khác nhau trong cơ quan sẽ góp phần tăng thêm động lực phụng sự công cho cán bộ công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại

- Giả thiết H5: Nhân tố “Lãnh đạo theo định hướng thay đổi” có tương quan đến Động lực phụng sự công. Giả thiết này được chấp nhận do giá trị Sig nhỏ hơn 0.05, với hệ số Beta chuẩn hóa của nhân tố này là 0.243 chứng tỏ mối quan hệ giữa Động lực phụng sự công và Lãnh đạo theo định hướng thay đổi là cùng chiều. Vậy khi yếu tố Lãnh đạo theo định hướng thay đổi tăng lên 1 đơn vị thì Động lực phụng sự cơng tăng lên tương ứng 0.243 đơn vị và là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai. Quan điểm của nhà lãnh đạo nói chung và nhà lãnh đạo tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng rất quan trọng và cần thiết. Với sự đa dạng trong định hướng, suy nghĩ, với nhà lãnh đạo châp nhận và ln ghi nhận những sáng kiến, đóng góp của cán bộ cơng chức, ln khuyến khích cán bộ công chức ở các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp nâng cao động lực phụng sự công cho công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

5.1 Kết luận

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát mối quan hệ tích cực giữa tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Các thước đo lấy mẫu từ công chức tại các sở, Ban ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Sở Nội Vụ, Sở Công Thương, Sở Giáo Dục và Đào Tạo, Cục Thuế, Cục Thống Kê, Trung Tâm Xuất Tiến Thương Mại, Chi cục Quản lý thị trường và có độ tin cậy khá cao. Thang đo yếu tố lãnh đạo theo nhiệm vụ có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,768, thang đo yếu tố lãnh đạo theo quan hệ có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,851. Thang đo yếu tố lãnh đạo định hướng thay đổi có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,685. Thang đo yếu tố lãnh đạo định hướng đa dạng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,8791. Thang đo yếu tố lãnh đạo theo định hướng liêm chính có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,749 và Thang đo yếu tố “động lực phụng sự cơng” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,863.

Thơng qua việc phân tích dữ liệu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số kết quả về tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kết quả kiểm định thang đo nghiên cứu cho thấy các biến quan sát không phù hợp để đo lường các thang đo bao gồm, Lãnh đạo theo nhiệm vụ - biến quan sát LDNV5. Các biến quan sát còn lại của các thang đo đều có độ tin cậy cao.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập và phụ thuộc đều cho kết quả có sự hội tụ cao của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu, các kiểm định trong phân tích nhân tố bao gồm KMO, Battlet, đều cho giá trị đạt được độ tin cậy cần thiết. Các nhân tố được trích ra từ

phân tích các biến độc lập gồm có: Lãnh đạo theo nhiệm vụ, lãnh đạo theo quan hệ, lãnh đạo theo định hướng thay đổi, lãnh đạo định hướng đa dạng, lãnh đạo theo định hướng liêm chính và biến phụ thuộc là yếu tố động lực phụng sự cơng.

Kết quả phân tích tương quan chỉ ra rằng giữa các biến độc lập thể hiện có sự tương quan mạnh với biến phụ thuộc; đồng thời, các biến độc lập cũng có một số biến có sự tương quan có mức ý nghĩa thống kê, mặc dù hệ số tương quan là khơng lớn. Do đó, việc phân tích hồi quy cần chú ý đến hiện tượng đa cộng tuyến. Tuy nhiên, trong phân tích hồi quy, giá trị các hệ số VIF của các nhân tố đều thấp, cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến đã khơng xảy ra.

Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy, các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu có thể giải thích được 71,889% sự biến thiên về tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, một tỉ lệ tương đối cao cho thấy sự phù hợp của mơ hình lý thuyết với dữ liệu thực tế là khá tốt, các kiểm định hồi quy đảm bảo.

Kết quả chạy hồi quy cho thấy năm giả thuyết được đưa ra: Khảo sát mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự cơng và lãnh đạo theo nhiệm vụ. Khảo sát mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự cơng và lãnh đạo theo quan hệ. Khảo sát mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự công và lãnh đạo theo định hướng thay đổi. Khảo sát mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự công và lãnh đạo theo định hướng đa dang. Khảo sát mối quan hệ tích cực giữa động lực phụng sự cơng và lãnh đạo theo định hướng liêm chính. Và chứng minh với hệ số β (dương ) lần lượt là 0,323; 0,243; 0,177; 0,175; 0,155. Từ kết quả khảo sát cho thấy các cặp khảo sát có quan hệ tuyến tính thuận và có tác động tích cực với nhau.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Yếu tố lãnh đạo theo nhiệm vụ

Bảng 5.1 Yếu tố lãnh đạo theo nhiệm vụ

Chỉ tiêu Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình

Lãnh đạo cơ quan anh/chị truyền đạt các mục tiêu và ưu tiên của tổ chức

200 1 5 3,51

Anh/chị biết công việc của anh/chị liên quan đến các mục tiêu và ưu tiên của cơ quan

200 1 5 3,58

Lãnh đạo cơ quan thúc đẩy truyền thông giữa các đơn vị công việc khác nhau

200 1 5 3,21

Các nhà quản lý xem xét và đánh giá tiến trình của tổ chức để đạt được mục tiêu và mục tiêu của tổ chức.

200 1 5 3,45

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Qua kết quả khảo sát công chức tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy đa số công chức đáng giá rất cao yếu tố “Anh/chị biết công việc của anh/chị liên quan đến các mục tiêu và ưu tiên của cơ quan” với 3.58 điểm. Cho thấy với sự lãnh đạo và điều hành của lãnh đạo Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì cán bộ cơng chức họ hiểu rằng công việc của họ rất quan trọng và nó ảnh hưởng đến mục tiêu của cơ quan và ảnh hưởng đến chất lượng uy tín cơ quan mà cơng chức đang làm việc. Nắm được tầm quan

trọng và vai trị đó thì vẫn đề động lực phụng sự công của mỗi công chức sẽ được nâng cao và ngày càng phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó yếu tố “Lãnh đạo cơ quan anh/chị truyền đạt các mục tiêu và ưu tiên của tổ chức” cũng được đáng giá khá cao với 3.51 điểm. Cho thấy lãnh đạo của Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn quan tâm đến mục tiêu và ưu tiên cho sự phát triển của cơ quan vì vậy mà mọi định hướng hay mục tiêu của cơ quan đều được các lãnh đạo phổ biến rộng rãi đến tồn bộ cơng chức trong cơ quan. Yếu tố “Các nhà quản lý xem xét và đánh giá tiến trình của tổ chức để đạt được mục tiêu và mục tiêu của tổ chức.” cũng được đánh giá khá cao với 3.45 điểm. Cho thấy việc xây dựng các chương trình, kế hoạch để đạt các mục tiêu của cơ quan luôn được các lãnh đạo quan tâm. Thường xuyên xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Tác động phong cách lãnh đạo tích hợp đến động lực phụng sự công của công chức bà rịa vũng tàu (Trang 76)