CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.3 Tiềm năng kinh tế
4.1.3.1 Tiềm năng du lịch
Theo cục thống kê Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2017: “Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều di tích lịch sử, văn hố được phân bố đều khắp trên các huyện (đã được Nhà nước cơng nhận xếp hạng di 25 di tích). Hầu hết di tích hiện có đều có khả năng khai thác phục vụ mục đích tham quan du lịch như khu Đình Thắng Tam. Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịch Xá, Tượng chúa Giêsu, Khu Bạch Dinh, Tháp đèn Hải Đăng… và các di tích lịch sử cách mạng như địa đạo Long Phước, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, căn cứ núi Minh Đạm,… đặc biệt là khu nhà tù Côn Đảo và khu nghĩa trang Hàng Dương. Hoạt động lễ hội phong phú như: lễ hội Miếu Bà hàng năm diễn ra vào các ngày 16, 17, 18 tháng 10 âm lịch; lễ hội rước cá Ơng tại Đình Thắng Tam vào các ngày 16, 17, 18 tháng 6 âm lịch với những hình thức tế lễ riêng của ngư dân miền Biển; lễ Trùng Cửu ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm diễn ra ở Long Sơn thành phố Vũng Tàu; lễ Cô ở Long Hải vào các ngày 11, 12, 13 tháng 2 âm lịch. Các lễ hội là dịp thu hút khách du lịch từ khắp nơi về tế lễ kết hợp tham quan du lịch, tắm biển”.
4.1.3.2 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Bà Rịa-Vũng Tàu có chứa trữ lượng dầu khí lớn, là một nguồn tài nguyên quý giá, để tỉnh có điều kiện phát triển đưa ngành cơng nghiệp dầu khí thành ngành cơng nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của cả nước, bên cạnh đó sẽ biến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam. Du lịch là một loại hình đầy tiềm năng để phát triển ở Bà Rịa-Vũng Tàu với rất nhiều
bãi tắm đẹp thu hút du khách, ngồi ra hệ thống các hang động, các di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích lịch sử Cơn Đảo cũng là những điểm thuận lợi để khai thác đưa ngành du lịch của tỉnh ngày một phát triển.