Minh họa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí

Một phần của tài liệu Ky-yeu-SVNCKH_2019-2020 (Trang 79 - 82)

- Khảo sát từ phía HS

3. Minh họa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí

Chương trình mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4 gồm 6 mạch nội dung chính: địa phương em, trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. Dưới đây, tác giả minh họa việc tổ chức dạy học một nội dung của mạch nội dung Nam Bộ bằng quy trình đã đề xuất: trải, nghiệm, vận dụng, đánh giá.

Hoạt động 1: Trải (10 phút)

❖ Mục tiêu

- Năng lực chung: Có thói quen trao đổi, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV (năng lực giao tiếp và hợp tác)

- Năng lực đặc thù: Nêu được vị trí của vùng Nam Bộ; Xác định được vùng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam (năng lực thành phần: nhận thức khoa học)

78

- HS quan sát video clip giới thiệu một số địa danh vùng Nam Bộ và tham gia trò chơi thi kể tên địa danh thuộc vùng Nam Bộ. GV chia lớp thành 4 nhóm, chia bảng thành 4 phần và phổ biến luật chơi: các nhóm liệt kê ra những địa danh thuộc vùng Nam Bộ trong thời gian 2 phút. Sau 2 phút, nhóm nào kể được nhiều địa danh đúng nhất thì chiến thắng.

- HS tìm hiểu vị trí của vùng Nam Bộ thông qua bản đồ và thông tin trong sách giáo khoa để thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Trong buổi giao lưu HS tồn quốc, Ben nói rằng bạn ấy đến

từ vùng Nam Bộ. Nhưng các bạn còn lại chưa rõ vùng Nam Bộ ở đâu. Ngoài ra, các bạn khác còn muốn biết, vùng mà Ben đang sống cịn có những tỉnh thành nào nữa. Em hãy giúp Ben chỉ ra vùng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam và chú thích Tp. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ để mọi người đều biết được nơi mà Ben đang sống nhé!

- HS trình bày, GV hỏi thêm “Một người bạn của Ben reo lên“Vậy Ben sống ở vùng đồng

bằng phải không?” Dựa vào màu sắc của vùng Nam Bộ, nếu là Ben, em trả lời như thế nào?.

HS trả lời và đi đến kết luận: Vùng Nam Bộ nằm ở phía Nam của nước ta. Vùng Nam Bộ có địa hình bằng phẳng và khá thấp, cịn gọi là đồng bằng Nam Bộ.

* Dự kiến sản phẩm học tập: câu trả lời của HS về các địa danh ở vùng Nam Bộ

* Dự kiến tiêu chí đánh giá: mỗi HS kể được tên 01 địa danh; chơi đúng luật. (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

Ở hoạt động trải, HS huy động những hiểu biết của mình về những địa danh ở vùng Nam Bộ, HS có thể đã được nghe nhắc đến tên của các địa danh khi học môn Tiếng Việt, hoặc các em từng đi đến những nơi đó cùng với gia đình,… GV đã gợi lại những biểu tượng về vùng Nam Bộ trong vốn kinh nghiệm của HS. Từ đó, HS truy cập lại và tham gia vào trò chơi thi kể tên vui nhộn. Tiếp theo, HS tìm hiểu về vị trí của vùng Nam Bộ trên bản đồ qua việc truy cập vốn hiểu biết của mình về phương hướng, kĩ năng xem bản đồ và khai thác thông tin từ bản đồ đã được rèn luyện, hiểu biết về các địa danh và tỉnh thành để thực hiện nhiệm vụ giúp Ben.

Hoạt động 2: Nghiệm (25 phút)

❖ Mục tiêu

- Năng lực chung: Tiếp nhận được những văn bản về tự nhiên và xã hội; Có thói quen trao đổi, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV;

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận thức khoa học: Kể tên và chỉ được vị trí của một số con sơng lớn, vùng ngập nước của vùng Nam Bộ; Mô tả được một số đặc điểm tự nhiên ở vùng Nam Bộ

+ Tìm hiểu khoa học: Đọc và tóm tắt được các đặc điểm của thiên nhiên Nam Bộ từ sách, báo, internet…; Phân tích được những tác động của thiên nhiên đến đời sống người dân Nam Bộ; Đưa ra những biện pháp giảm những thiệt hại do thiên nhiên gây ra đối với người dân Nam Bộ.

79 ❖ Cách thực hiện:

- HS tìm hiểu những đặc điểm về thiên nhiên Nam Bộ thông qua tài liệu “Em muốn biết” (Link:https://drive.google.com/file/d/14ZzPi-

n0nShdahS3eMYDQKmlJLMAqrqJ/view?usp=sharing) và thực hiện nhiệm vụ trong phiếu

thảo luận:

1) Đồng bằng Nam Bộ có phải là đồng bằng lớn nhất cả nước khơng? Dựa vào màu sắc địa hình trên bản đồ, hãy giải thích.

2) Tìm và kể tên một số sông, hồ của vùng Nam Bộ. Nêu nhận xét về mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch của vùng Nam Bộ.

3) Khí hậu ở Nam Bộ có mấy mùa? Mỗi mùa có đặc điểm gì?

GV tổ chức cho HS trình bày những nhiệm vụ đã tìm hiểu, các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS quan sát tranh, tìm hiểu về những tác động của thiên nhiên đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ. Hệ thống câu hỏi quan sát:

1) Em thấy điều gì từ các bức tranh?

2) Mỗi tranh nói lên những thuận lợi và khó khăn gì đối với người dân vùng Nam Bộ? 3) Ngồi những thuận lợi và khó khăn ở trên, hãy kể thêm những tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

4) Người dân Nam Bộ làm gì để giảm bớt những thiệt hại do thiên nhiên gây ra?

Ở hoạt động nghiệm, HS tìm hiểu tài liệu, sử dụng bản đồ và thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi thảo luận nhóm, HS các nhóm lên trình bày, các nhóm cịn lại và GV đưa ra nhận xét. Cuối cùng, HS rút ra được những đặc điểm chính về thiên nhiên của vùng Nam Bộ (địa hình, khí hậu, sơng ngịi, đất đai). Bên cạnh đó, HS quan sát tranh và giải thích những tác động của thiên nhiên đến hoạt động sống của người dân Nam Bộ có sự dẫn dắt của hệ thống câu hỏi của GV.

Hoạt động 3: Vận dụng (35 phút)

❖ Mục tiêu:

- Năng lực chung: Có ý thức tổng kết và trình bày những điều đã học; Biết sử dụng ngơn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thơng tin và ý tưởng.

- Năng lực đặc thù: Mô tả được một số đặc điểm tự nhiên ở vùng Nam Bộ ❖ Cách thực hiện:

- HS tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên Nam Bộ và những tác động của thiên nhiên đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân Nam Bộ thơng qua thực hiện nhiệm vụ: Ben

80

Nhóm em hãy giúp Ben HS tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên Nam Bộ và những tác động của thiên nhiên đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân Nam Bộ bằng sơ đồ tư duy hoặc vẽ tranh để Ben dễ nhớ hơn nhé!”

- GV phát giấy A3, HS chuẩn bị bút màu.

- HS lựa chọn cách thức trình bày, phân cơng nhiệm vụ và thực hiện sơ đồ tư duy, tranh vẽ. - HS trình bày về sản phẩm.

* Dự kiến sản phẩm học tập: sơ đồ tư duy hoặc tranh vẽ và bài thuyết trình.

* Dự kiến tiêu chí đánh giá: Nội dung đầy đủ, sử dụng từ khóa ngắn gọn; thiết kế có tính thẩm mĩ (màu sắc, sáng tạo); bài thuyết trình thuyết phục (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)

Ở hoạt động vận dụng, GV đã đặt ra một tình huống trong học tập đối với HS. Từ những tri thức đã tìm hiểu về các địa danh, vị trí, đặc điểm tự nhiên và tác động của tự nhiên đến người dân vung Nam Bộ, HS tóm tắt, lựa chọn những đặc điểm chính và quan trọng để sáng tạo một sản phẩm học tập có thể giúp Ben tìm hiểu những đặc điểm thiên nhiên Nam Bộ thật nhanh và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ky-yeu-SVNCKH_2019-2020 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)