- Khảo sát từ phía HS
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí
Lý thuyết về học tập trải nghiệm trên thế giới đã được nghiên cứu sâu sắc bởi nhiều tác giả như Dewey, Piaget, Lewin, David A. Kold,… quá trình phát triển khá dài, có cơ sở khoa học bền vững và được ứng dụng rộng rãi trong các chương trình giáo dục. Ở Việt Nam, mơ hình học tập thơng qua trải nghiệm được các tác giả quan tâm đáng kể và vận dụng hiệu quả vào việc dạy học và giáo dục ở các nội dung, cấp lớp khác nhau. Các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh nghiệm cá nhân người học trong mối liên hệ với các hoạt động giáo dục, xác định học tập trải nghiệm là một quá trình với những giai đoạn chuyển đổi và làm thích nghi vốn kinh nghiệm của bản thân người học với tri thức xã hội một cách toàn diện từ suy nghĩ đến cảm xúc và hành động, từ đó giúp các em dần dần khám phá được thế giới tri thức rộng lớn.
Có thể hiểu rằng hoạt động trải nghiệm là một hoạt động dạy học được tổ chức và thiết kế bởi nhà giáo dục nhằm giúp HS hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho người học sử dụng vốn kinh nghiệm sẵn có của mình để thực hành, cảm nhận, tương tác với các đối tượng học tập một cách chủ động, tích cực, từ đó đưa ra những phân tích, đúc rút những kinh nghiệm mới, đồng thời đưa ra những đánh giá về kinh nghiệm của bản thân trong tồn bộ q trình học tập.
Mặt khác, dạy học Địa lí cho HS lớp 4 rất thuận lợi để tổ chức hoạt động trải nghiệm: Thứ nhất, HS lớp 4 có những đặc điểm phát triển về tâm sinh lí phù hợp để tham gia hoạt động trải nghiệm trong môn học. Các giác quan và hệ thống tín hiệu ngơn ngữ của trẻ đã thành thạo hơn. Tư duy cụ thể chuyển sang khái qt, tri giác khá hồn thiện, tình cảm, cảm xúc phát triển đa chiều và dần sâu sắc. Vì vậy, các em có thể tham gia tốt các hoạt động thực hành, quan sát, làm sản phẩm, thuyết trình, đóng vai,… trong học tập bằng hoạt động trải nghiệm.
76
Thứ hai, nội dung dạy học Địa lí 4 là tri thức địa lí vùng miền, có liên quan đến đặc điểm tự nhiên và hoạt động sống của con người gần gũi với HS. HS đã có vốn kinh nghiệm nhất định về các tri thức địa lí vùng miền từ mơi trường ở gia đình, địa phương, nơi đã đi du lịch,… đóng vai trị là nguồn nguyên liệu đầu vào thuận lợi để tham gia trải nghiệm.
Thứ ba, định hướng dạy học phát triển năng lực địi hỏi việc dạy học Địa lí cần gắn với khai thác tri thức từ các nguồn tư liệu lược đồ, bản đồ, hình ảnh, số liệu, nhấn mạnh dạy học khám phá, tổ chức cho HS quan sát thực địa; ni dưỡng tri tị mị, ham tìm tịi đối với thiên nhiên và xã hội, từ đó vận dụng tri thức vào thực tiễn. Vì vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí cho phép HS làm nhiều hơn, suy nghĩ và vận động nhiều hơn để đạt được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong văn bản chương trình 2018.
Để thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí 4 phù hợp với đặc điểm HS và yêu cầu môn học, GV cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu chương trình mơn học; chọn nội dung Địa lí 4
Bước 2: Xác định đặc điểm HS của lớp dạy học: đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức, vốn kinh nghiệm sống về nội dung sắp học.
Bước 3: Xác định và viết mục tiêu hoạt động trải nghiệm.
Bước 4: Lập kế hoạch và thiết kế hoạt động động trải – nghiệm – vận dụng như sơ đồ:
“Trải”: HS huy động vốn kinh nghiệm của bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập. Ở bước này, HS sử dụng phối hợp các giác quan để quan sát, cảm nhận, tương tác, thảo luận, phân tích, liên tưởng để truy cập vào những hiểu biết và kĩ năng mà HS đã có và thu thập những kinh nghiệm của HS khác phù hợp với vốn kinh nghiệm của mình để thực hiện nhiệm vụ tìm tịi, khám phá chủ đề học tập.
“Nghiệm”: HS kết hợp với những kinh nghiệm vừa đứa tái hiện trong hoạt động trải với các HS khác và với GV để nhìn nhận, tổng hợp, “nghĩ lại” về những điều mà mình đã
Trải Nghiệm
Đánh giá giá
Vận dụng dụng
77
biết hoặc bổ sung thêm những hiểu biết gần với kinh nghiệm của mình. Đây là một bước học tập rất quan trọng nhằm giúp người học khắc sâu những nội dung trọng tâm của chủ đề học tập, khái quát được các khái niệm từ những hiện tượng cụ thể mà HS đã cảm nhận được trong môi trường thực tiễn.
“Vận dụng”: từ những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS sử dụng lại và kết hợp với những kĩ năng khác để giải quyết một tình huống cao hơn. Tình huống có thể xuất phát từ thực tiễn hoặc tình huống học tập.
“Đánh giá”: được thực hiện đồng thời trong trải, nghiệm và vận dụng. Ở hoạt động trải, HS đánh giá xem mình đã biết những gì, các bạn có suy nghĩ giống hay khác mình, những điều cơ và các bạn giải thích có giống với những gì mình đã biết khơng. Với hoạt động nghiệm, HS đánh giá vốn kinh nghiệm mình đã biết về chủ đề học tập và những điều bổ sung thêm vào vốn kinh nghiệm của mình, mình có thể làm gì khác, mình đã cố gắng tìm hiểu và cùng các bạn thực hiện nhiệm vụ như thế nào, … Sau khi tham gia hoạt động vận dụng, HS tự đánh giá được khả năng vận dụng kinh nghiệm vừa học của mình trong một tình huống khác, nghi ngời hoặc tin tưởng với những kinh nghiệm vừa có trong hoạt động nghiệm, …HS đánh giá thơng qua các hình thức như tự đánh giá sự tham gia của bản thân qua các hoạt động, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của nhóm và sự tham gia của các thành viên, đánh giá các sản phẩm và phần trình bày giữa các nhóm trong q trình học tập.
Bước 5: Xây dựng các nội dung, tiêu chí đánh giá: cá nhân, nhóm.
Bước 6: Sau khi tiến hành dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm, GV tự đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa hoạt động đã thiết kế.