- Khảo sát từ phía HS
5. Kết luận và đề xuất
Kết luận
Dựa trên lí thuyết về dạy học theo định hướng tìm tịi và khám phám, nghiên cứu đã áp dụng và xây dựng được quy trình dạy học nội dung GDGT ở tiểu học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, đáp ứng với mục tiêu giáo dục thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cung cấp cho GV cơ sở khoa học về bản chất của dạy học theo định hướng tìm tịi - khám phá được áp dụng trong dạy học GDGT.
Kết quả điều tra thực trạng và tầm quan trọng của việc dạy học GDGT ở tiểu học trong thực tế đã khẳng định: Việc xây dựng và dạy học nội dung GDGT minh họa theo định hướng tìm tịi - khám phá là tài liệu cần thiết, giúp GV có thể thiết kế được hệ thống các kế hoạch dạy học GDGT phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đặt ra.
Nghiên cứu đã xây dựng được kế hoạch Dạy học GDGT theo nội dung của chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 theo định hướng tìm tịi – khám phá trong chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 1 phù hợp với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây là cơ sở sẽ đạt được những kết quả tốt cho mục tiêu đã đặt ra về dạy học GDGT, triển khai và áp dụng; giúp cho việc xây dựng thêm nhiều kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học bổ sung sau này.
Dựa vào phương pháp chuyên gia đã tiến hành đánh giá kế hoạch bài dạy, lấy ý kiến và khảo sát tính phù hợp và khả thi của kế hoạch dạy học đã thiết kế. Đánh giá sự phù hợp và thích ứng khi lồng ghép nội dung GDGT theo định hướng Tìm tịi – khám phá. Qua đó, nhóm tác giả đã ghi nhận được những đánh giá phù hợp của nội dung GDGT. Bên cạnh đó, những góp ý về các ý tưởng hoạt động dạy học, sự phân bố về thời gian trong các hoạt động tiết dạy và định hướng chỉnh sửa về phương tiện dạy học sẽ là tiền đề cho việc dạy học trong thực tế mang lại hiệu quả tốt nhất.
Định hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sẽ tiếp tục xây dựng và thực nghiệm tất
cả các kế hoạch dạy học GDGT cho HS từ lớp 2 đến lớp 5 theo định hướng tìm tịi – khám phá, để cung cấp cho GV nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy phục vụ hiệu quả cho việc dạy học.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể (ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018).
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Tự nhiên và Xã hội cấp
tiểu học.
Lê Thị Hồng Chi (2014), Dạy học dựa vào tìm tịi ở tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ, Nguyễn Thị Mai Hương (2019), Thiết kế một số nội
dung, phương tiện và phương pháp dạy học GDGT cho HS tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển năng lực. Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Educational Sciences, 2019,
Volume 64, Issue 1, pp. 27-36
Nguyễn Minh Giang (2020), GDGT cho HS tiểu học, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM Piaget, J. (1999), Tâm lí học và giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bruner (1960), The Process of Education, Website:
www.infed.org/thinkers/bruner.htm.
60
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Ánh Sương
(Sinh viên năm 3, 4, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: ThS. Đặng Ngọc Hân TĨM TẮT
Trong Chương trình hiện hành và Giáo dục phổ thông 2018, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là mơn học bắt buộc ở lớp 4 và lớp 5. Vận dụng những phương pháp tích cực trong dạy học Lịch sử ở tiểu học là một trong những đề tài nghiên cứu nhận được nhiều quan tâm. Từ kết quả khảo sát GV tiểu học về việc vận dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Lịch sử, chúng tôi đã thiết kế ý tưởng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong 05 bài học Lịch sử. Các ý tưởng này được các GV tiểu học đánh giá bước đầu hiệu quả và có tính khả thi trong việc giúp học sinh hứng thú với môn học, phát triển sự ham hiểu biết và tạo cơ hội trải nghiệm thực tế cho học sinh.
Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, Lịch sử ở tiểu học, lịch sử
1. Mở đầu
Theo GS. Phan Huy Lê, Lịch sử là một bộ môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng để trang bị cho học sinh (HS) một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn hóa dân tộc và nhân loại. Từ đó, giúp các em bồi dưỡng tinh thần yêu nước, các giá trị truyền thống của dân tộc và xây dựng những phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam.
Theo chương trình Giáo dục phổ thơng hiện hành và chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018, thì Lịch sử và Địa lí là mơn học bắt buộc, góp phần giúp học sinh bồi dưỡng các tri thức Lịch sử, tinh thần yêu nước và hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết.
Những năm gần đây, ở nước ta, vấn đề dạy và học lịch sử ngày càng được xã hội quan tâm chú ý nhiều hơn. Điều đó được thể hiện qua các đề tài nghiên cứu khoa học và các bài báo mạng viết về việc dạy học Lịch sử hiện nay.
Tuy nhiên, thực trạng dạy học Lịch sử cho thấy môn học chưa thực sự được phát huy hết vai trị vì chưa mang được đến hứng thú cho HS. Những nguyên nhân được đưa ra đó là: môn học chưa mang đến sự hứng thú cho HS (chỉ 12,6% HS chọn Lịch sử là mơn học u thích của mình trong nghiên cứu của Hồng Thanh Tú, 2012), phương pháp dạy – học môn Lịch sử hiện nay chưa hấp dẫn được các em, …
Trong khi đó, hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở tiểu học lần đầu tiên được đưa vào Chương trình Giáo dục phổ thơng, cụ thể là Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018. Hoạt
61
động giáo dục này “tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi”. Như vậy, có thể vận dụng HĐTN vào việc dạy học Lịch sử ở tiểu học để tạo cơ hội nhiều hơn cho HS “thể nghiệm các cảm xúc tích cực”, vừa khơi gợi hứng thú cho HS - khắc phục một trong những nguyên nhân khiến HS chưa u thích mơn học, vừa phát huy được các năng lực học tập và xã hội. Việc tổ chức lồng ghép HĐTN vào dạy học Lịch sử giúp các em có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu sâu hơn, mở rộng sự hiểu biết về lịch sử, các em được trải nghiệm như các sử gia lần về quá khứ. Qua đó, giúp HS khắc sâu một cách tự nhiên kiến thức, vừa kích thích cảm xúc của các em, vừa tạo ra động lực để HS tự tìm hiểu về lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với mong muốn tìm hiểu hơn về phương pháp dạy học này, làm nguồn tài liệu phong phú cho việc dạy học sau này, đồng thời có thể cung cấp một số ý tưởng thiết kế HĐTN cho môn Lịch sử ở tiểu học, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế và tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử ở Tiểu học”. Đây cũng là bước đầu nghiên cứu, tạo tiền đề, kinh nghiệm cho việc thực hành nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực về giáo dục cho chúng tôi sau này. Mong rằng bài nghiên cứu của chúng tơi có thể giúp các GV có thể hình dung rõ hơn về việc lồng ghép các HĐTN vào dạy học môn lịch sử, để ứng dụng vào các giờ dạy giúp tiết học của mình sinh động và chất lượng hơn, khơi gợi sự hứng thú và u thích lịch sử cho HS, tạo tình u ban đầu đối với môn Lịch sử và Địa lý cho HS.