- Khảo sát từ phía HS
3. Xây dựng và thử nghiệm một số KHDH theo hướng THLM trong dạy học phân môn Công nghệ ở tiểu học
3.1. Xây dựng một số KHDH theo hướng THLM trong dạy học Công nghệ 3 1 Quy trình xây dựng
3.1.1. Quy trình xây dựng1
Bước 1: Xác định các nội dung, chủ đề THLM
Nội dung các chủ đề là sự kết hợp của các mơn học có sự liên quan với nhau. Các môn học được chọn lựa để tích hợp cần phải dựa trên sự tương quan về mạch nội dung kiến thức của chương trình khối lớp 3. Các chủ đề liên môn sau khi đã được thiết kế phải đáp ứng đầy đủ mục tiêu và yêu cầu cần đạt của từng môn riêng lẻ, giúp HS có thể đạt được trọn vẹn nội dung kiến thức và yêu cầu về phẩm chất và năng lực của các mơn học được tích hợp.
Bước 2: Xác định mục tiêu, phương pháp, hình thức dạy học tích hợp phù hợp
Mục tiêu của chủ đề liên môn được xây dựng theo cấu trúc: phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực đặc thù của các mơn học được tích hợp (Cơng nghệ 3 và các môn học khác, theo định hướng của chương trimhf GDPT năm 2018). Sau đó, khi lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cho các hoạt động dạy học theo hướng THLM, GV phải dựa vào tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã xác định trước đó và vai trị chủ đạo của GV, vai trị chủ động, tích cực của HS.
1 Chúng tôi đã tinh giản thành 4 bước, dựa vào quy trình 7 bước xây dựng KHDH THLM được đề xuất trong bài báo “Quy
trình xây dựng chủ đề tích hợp liên mơn bồi dưỡng năng lực dạy học tích hơp̣ cho giáo viên Trung học phổ thông” của
38
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể
Khi thiết kế các hoạt động dạy học THLM, GV cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá sản phẩm của hoạt động.
Bước 4: Biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá trình độ của HS
Dựa vào nội dung của hoạt động, bài học, chủ đề, GV xây dựng các bài tập phù hợp. Một số bài tập thành phần thường có: trình bày khái niệm, nội dung cần ghi nhớ; trình bày mối liên hệ giữa các hoạt động trong tiết học; sử dụng kiến thức vừa học thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng, giải thích các kiến thức đã học giải quyết các tình huống thực tiễn.
Quy trình biên soạn các câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá trình độ của HS sau khi học KHDH THLM là:
Bước 1: Xác định mục đích của bài tập: kiểm tra đánh giá mức độ hiểu bài của
HS sau khi học.
Bước 2: Xác định hình thức của câu hỏi, bài tập: vấn đáp, viết, trắc nghiệm.
Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, GV cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dung cần đánh giá để kết quả đánh giá chính xác hơn. GV có thể dùng phiếu đánh giá cho từng cá nhân hoặc nhóm học tập tùy thuộc vào nội dung cần đánh giá.
Bước 3: Xây dựng nội dung câu hỏi, bài tập dựa trên các kiến thức cần kiểm
tra, đánh giá.
Bước 4: Xây dựng đáp án và thang đánh giá mức độ kiến thức cần kiểm tra.
Cần chú ý đến việc nhận xét, mơ tả mức độ HS hồn thành bài tập để HS có thể tự đánh giá được năng lực của mình.