QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐ

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 53 - 55)

3. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH LÚA

3.4. QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐ

ĐỐI VỚI LÚA

3.4.1. Thu hoạch

3.4.1.1. Thời gian thu hoạch

Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bơng đã

chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.

3.4.3.2.Các phương tiện thu hoạch lúa phổ biến

+ Cắt lúa bằng liềm: Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộ

nơng dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư. Tuy nhiên phương pháp này có ưu

điểm là phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã. Nhược điểm là năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ.

+ Thu hoạch bằng máy cắt xếp dãy: N gàycàng được áp dụng nhiều, giảm được

thất thoát và giảm áp lực lao động thời vụ. + Thu hoạch bằng máy gặt- đập liên hợp:

Loại máy này cần được khuyến khích, tuy nhiên giá mua máy cịn cao. Trước

khi thu hoạch cần rút nước ruộng thật khô để đất cứng.

- Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.

3.4.2. Bảo quản

-Phơi sấy

Phơi sấy khơ để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không cho mầm

bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau: + Phơi bằng ánh sáng mặt trời: Có thể được phơi bằng ánh sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh.

+ Làm khơ bằng hệ thống quạt khơng khí nóng

Hạt lúa có thể làm khơ bằng hệ thống sấy có thổi khơng khí nóng với nhiệt độ 40-45 oC, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp,

cũng như khối lượng hạt cần xử lý.

- Cất trữ bảo quản

Sau khi lúa đã phơikhô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phải được khử trùng, dọn sạch trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặ c thùng tôn đặt ở nơi khơ ráo,

thống mát. Thường xun kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu bị dịch hại vàẩm mốc

cần phải xử lí ngay.

Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm hạt lúa cần đạt 14%-15%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 14%.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các phương thức làm mạ. Phân tích ưu và nhược điểm của các

phương thức làm mạ?

2. Trình bày các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa cấy?

3. Phân tích cácđặc điểm của lúa lai liên quan đến kỹ thuật thâm canh đặc thù?

4. Trình bày kỹ thuật thâm canh lúa lai?

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)