Phục tráng giống bằng cách gơ củ

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 101)

Bài 3 CÂY KHOAI LANG

3. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH KHOAI LANG

3.1.3.3. Phục tráng giống bằng cách gơ củ

Dựa vào đặc điểm củ khoai lang có những mầm ngủ có thể phát triển thành cây, những cây khoai lang mọc từ củ phát triển rất khoẻ và đảm bảo chất lượng giống có

tác dụng tăng năng suất.

Vì vậy, trong sản xuất, lợi dụng đặc tính này người ta tiến hành phục tráng

giống khoai lang bằng cách gơ giống bằng củ.

Khi gơ giống bằng củ cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Chọn củ: Chọn củ nhỏ hoặc trung bình, khơng bị sâu bệnh, không xây xát, thu hoạch cả cây, rũ sạch đất để vào nơi thống mát, khơng rửa.

+ Làm đất lên luống đảm bảo nh ư trồng rau ( làm đất nhỏ, kỹ luống rộng 1-1,2 m, cao 0,2 m, bón lót phân chuồng 10 tấn/ha )

+ Mật độ trồng: 40 x 40 cm/hốc ( Nếu củ to có thể cắt thành khoanh ) trồng xong lấp đất kín và phủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên.

Chăm sóc: Sau khi trồng tới nước bằng ô doa đảm bảo đủ ẩm. Khi mầm đã

mọc, tỉa bỏ mầm yếu. Khi mầm dài 20-25 cm tiến hành bấm ngọn để phân cành, tạo

cho mầm có nhiều thân. Sau khi đạt tiêu chuẩn cắt dây ( 50-60 ngày tuổi ) sẽ cắt dây

đợt một đem trồng, khi cắt dây đợt 1 đem trồng tiến hành chăm sóc ruộng gơ để cắt

tiếp đợt 2. Hệ sốnhân giống thường là 1/8 -1/10.

3.1.3.4. Giới thiệu một số giống khoai lang trồng năng suất cao

a.. Nhóm giống khoai lang lấy rau

* Giống khoai lang rau KLR1

- Thân nửa bò màu xanh, lá xanh có 3 thuỳ nơng. Gân mặt d ưới hơi tím, cuống lá xanh, dài và dầy. Ngọn khơng lông, tỷ lệ cuống/ngọn: 59%; vỏ củ trắng ngà, thịt củ trắng.

- Số ngọn/cây/vụ 11-17 ngọn, khối lượng ngọn/cây/vụ 166 gam, Khối lượng 1 ngọn 12 gam.

- Năng suất thực thu của ngọn lá/m2/vụ là 2,7 Kg. Trong ngọn lá, vật chất khô chiếm 21,35%, trong đó 25,41 % protein, 15,71 % xơ thô, 26,41% đ ường tổng số,

7,32% tananh, 388,8mg/100g vitamin C và hàm lượng Nitrat là 46,62mg/100g. - Màu ngọn lá sau luộc xanh hấp dẫn. Chất lượng ăn mềm, ngọn lá ngon. - Giống có tiềm năng thâm canh.

- Giống KLR1 được chọn theo hướng dùng lá và cuống làm rau, năng suất bộ

phận làm rau đạt bình quân 26,8 tấn/ha/vụ. * Giống khoai rau KLR3

Đặc điểm chính:

- Dạng thân thẳng đứng, khơng leo, đốt thân ngắn, khơng có lơng tơ trên ngọn, lá mảnh, xẻ thùy sâu với 3-5 thùy.

- Thân lá màu xanh đậm, cuống xanh đậm, mập, ngắn.

- Tỷ lệ cuống/ngọn 56,4%, vỏ củ đỏ, thịt trắng.

- Giống KLR3, bộ phận sử dụng làm rau là ngọn và lá, năng suất bình quânđạt

29,6 tấn/ha/vụ.

* Giống khoai lang rau KLR5

Đặc điểm chính:

- Thân, lá màu xanh mốc, dạng thân nửa bị, khơng leo, trên ngọn ít lơng. - Lá nhỏ xẻ thùy trung bình với 3-5 thùy, cuống lá xanh, thon và ngắn.

- Tỷ lệ cuống/ngọn 50%.

- Sốngọn/cây/vụ 20-33 ngọn, năng suất thực thu 3,2kg/m2/vụ.

- Vỏ củ hồng, thịt củ trắng. Màu sắc ngọn sau luộc xanh, hấp dẫn và ngon. H06

-01:

* Giống khoai lang rau KLR3

- Bộ phận sử dụng làm rau là ngọn, năng suất bình quân đạt 32,3

tấn/ha/vụ.

a. Nhóm giống khoai lang lấy củ

* Giống khoai lang Hồng Long

Đặc điểm chính:

- Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày.

-Năng suất củ tươi 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá.

- Dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

* Giống khoai lang HL518

Đặc điểm chính:

- Thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày.

-Năng suất củ tươi đạt 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%.

- Chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam, dạng củ đều

đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, bọ hà và sâu đục dây.

* Giống khoai lang HL 491

Đặc điểm chính

- Giống có thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày.

-Năng suất củ tươi đạt 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-31%.

- Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, bọ hà và sâu đục dây.

* Giống khoai lang KB1

Đặc điểm chính:

- Giống có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày.

-Năng suất củ tươi 22-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-29%.

- Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

* Giống khoai lang KTB1

Đặc điểmchính

- Giống KTB1 sinh trưởng khỏe, chống chịu rét khá.

- Thân có dạng hình bị lan, màu tím nhạt, lá hình tim nơng, lá non có màu

xanh hơi tím, lá trưởng thành màu xanh.

- Củ thn dài, vỏ màu đỏ và ruột màu vàng đậm đặc tr ưng, ăn ngon và bở.

- Năng suất đạt 15-20 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng chiêm dâu 10-15%.

KTB1 có thời gian sinh trưởng 110 ngàyở vụ đông, vụ xuân khoảng 120 ngày.

3.1.4. Mật độ và khoảng cách trồng

Năng suất khoai lang quyết định bởi 3 yếu tố:

+ Số dây trên đơn vị diện tích. + Số củ trung bình trên dây. + Trọng lượng củ trung bình.

Xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp lý chính là đã tácđộng vào yếu tố

thứ nhất ( số dây trên một đơn vị diện tích ).

Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ. Khi tăng mật độ trồng thì số củ và t rọng

Khoai lang có đặc điểm là bộ phận thu hoạch cơ quan dinh d ưỡng, củ khoai lang do q trình phân hố và lớn lên của rễ củ mà thành. Chính vì vậy mà bộ phận

trên mặt đất và dưới mặt đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của thân lá khoai lang có tác dụng hai mặt: Xúc tiến và khống chế đối với bộ phận củ. Bởi vậy trồng dày và thưa cóảnh hưởng đến sự phát triển thân lá khoai lang.

Mật độ khoảng cách trồng phụ thuộc vào: Giống, đất, thời vụ...Ở Quảng Đông

(Trung Quốc) mật độ thường trồng là từ 22.500-45.000 dây/ha. Ở Mỹ: 35.000-36.000 dây/ha. Ở Nhật Bản: 40.000-60.000 dây/ha. Ở Việt Nam: Mật độ 33.000-32.000 dây/ha (Hà Bắc), mật độ 27.000-32.000 dây/ha (Nghệ An). Với khoảng cách dao động

từ 4-7 dây/1m chiều dài luống.

3.1.5. Các phương pháp trồng khoai

3.1.5.1. Phương pháp trồng

Trong thực tiễn ở nước ta có nhiều cách trồng khoai lang khác nhau, tuỳ thuộc

vào điều kiện đất đai, tập quán canh tác, thời vụ trồng...Cho đến nay trong sản xuất tồn

tại 2 cách trồng phổ biến sau:

3.1.5.2. Trồng dây phẳng dọc luống

Đặt dây nằm phẳng dọc luống và chừa 3-5 cm phần ngọn thị ra ngồi. -Ưu điểm:

+ Các mắt đốt trên thân nằm ở vị trí thuận lợi cho việc ra củ, do đó số lượng củ trên dây tăng.

+ Củ phân bố đều trên luống, t ạo điều kiện cho củ phát triển đầy đủ và thuận lợi.

+ Thân lá phát triển đều hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp.

+ Tạo điều kiện cho củ và thân lá phát triển đều đặn trên l uống khoai lang nên việc chăm sóc xới xáo làm cỏ, bón phân thúc rất thuận lợi.

- Nhược điểm:

+ Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều cơng, chi phí cao. + Do trồng nơng nên tỷ lệ dây chết cao, đặc biệt là các thời vụ trồng trong mùa

rétnhư vụ đông xuân.

3.1.5.3. Trồng dây ápsườn

Khi lên luống chỉ lên một bên sườn luống, đặt dây khoai lang đứng nghiêng vào sườn luống đó, sau đó lên nốt sườn luống bên kia.

Ưu điểm:

+ Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công. + Do kỹ thuật trồng sâu nên tỷ lệ dây chết thấp.

Nhược điểm:

+ Củ chỉ phát triển về một bên sườn luống.

+ Thân lá phát triển không đều hai bên sườn luống, kết cấu hạ tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm khả năng quang hợp, giảm tuổi thọ của lá.

+ Củ và thân lá phát triển không đều sang cả hai bên luống nên việc chăm sóc

gặp khó khăn.

3.2. KỸ THUẬT CHĂM SĨC 3.2.1. Bấm ngọn nhấc dây

3.2.1.1. Bấm ngọn

Là biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh sự phân cành của thân, làm cho thân lá phát triển sớm. Vì vậy cần bấm ngọn sớm mới có

hiệu quả, thường khi thân chính dài 40 -50 cm, dùng tay cắt đầu ngọn khoai lang một

đoạn ngắn (khoảng 1-2 cm)

3.2.1.2. Nhấc dây

Nhúng giống khoai lang có thân bị vươn dài, khi gặp mưa nhiều, nhiệt độ cao trên các đốt thân khoai lang thường phát triển các rễ bám vào mặt luống. Trong điều kiện này dinh dưỡng có khả năng phân hố rễ củ, tạo điều kiện cho quần thể khoai lang phát triển thuận lợi. Tuy nhiên cần đảm bảo nhấc dây đúng kỹ thuật (không lật dây)

3.2.2. Làm cỏ, xới xáo và vun

Thường tiến hành kết hợp với các lần bón thúc

3.2.3. Tưới nước

Muốn xác định chế độ tới nước hợp lý cần dựa vào nhu cầu nư ớc tưới của cây qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển và độ ẩm đồng ruộng. Khoai lang là cây hoa màu trồng cạn, độ ẩm đất thích hợp khoảng 70-80 %.

Ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và phân bố t ương đối đều

nên có thể trồng khoai lang quanh năm. Tuy nhiênở các thời vụ trồng khác nhau cũng có các điều kiện sinh thái khí hậu khác nhau, nên trước hết phải tuỳ thuộc vào thời vụ

trồng mà có chế độ t ưới nước hợp lý.

- Khoai lang Đông xuân thường gặp hạn vào đầu vụ và úng cuối vụ. Hạn nặng

nhất vào thời kỳ phân hố và hình thành củ. Do đó phải tập trung t ưới vào đầu vụ.

- Khoai lang xuân nói chung sinh trưởng và phát triển trong điều kiện có độ ẩm

đất thuận lợi ( mưa phùn ) nên nói chung khoai lang xn ít phải tới.

- Khoai lang hè thu chủ yếu nằm trọn trong mùa mưa nên thường không phải tưới.

Kỹ thuật tưới đối với khoai lang thường rất đơn giản, cho n ước vào ruộng ngập

từ 1/3-1/2 luống, để qua đêm cho nước ngấm vào luống khoai lang, sáng hôm sau rút cạn nước cịn lại trên rãnh luống.

Cho đến nay phân bón vẫn là yếu tố chủ đạo để tăng năng suất, sản lượng khoai

lang.

Theo Lononlonkrisna W.Y. (nghiên cứu năm 1948-1955 tại miền nam Ấn Độ

thấy rằng thay đổi phân bón có thể tăng năng suất 50-100 %, trong khi đó thay đổi các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khác tăng năng suất dưới 50 %.

Theo M. Tiutin (Liên Xô cũ), khoai lang cần nhiều dinh dưỡng vào nửa cuối thời kỳ sinh trưởngtức là vào giai đoạn lớn lên của củ, do đó bón phân cho khoai lang khơng những phải bón lót mà cịn cần bón thúc.

Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc năm 1958 cho thấy bón phân cho khoai lang

có 2 đặc điểm lớn: Bón đủ phân lót từ 60-80 % tổng lượng phân và bón thúc sớm. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định: Bón lót thật đầy đủ, bón thúc sớm

theo nguyên tắc " giữa nặng, hai đầu nhẹ" nghĩa là bón thúc 3 lần.

3.2.4.1. Bón lót

* Loại phân bón lót

Chủ yếu là các loại phân hữu cơ, phân chuồng (t ơi hay hoai dang dở), rơm rạ, rác bổi, phân xanh, bèo dâu, tro ... và phân lân vô cơ.

Trong sản xuất thường dùng phân chuồng tơi (hoặc hoai dang dở) bón cho khoai lang vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Việc khảo cứu trồng trọt, trong nhiều năm nghiên cứu đãđi tới kết luận: Bón lót phân chuồng t ơi cho khoailang

đã tăng năng suất từ 11-14% só vớibón phân chuồng hoai (đã thơng qua chế biến ).

* Lượng phân bón

Để đảm bảo năng suất, chất lượng phân hữu cơ cần bón cho khoai lang phải đạt từ 10-15 tấn / ha.

Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng năng suất khoai lang tăng tỷ lệ thuận với lượng phân h ữu cơ dùng bón lót.

Riêng phân lân vơ cơ ít nhất cũng phải bón được từ 50-60 kg P2O5 tương đương với 250-300 kg supe lân cho 1 ha.

* Cách bón

Nguyên tắc cần bón tập trung theo hàng và bón theo tầng (loại phân khó phân giải bón dưới, loại phân dễ phân giải bón lên trên và trên cùng là phân chuồng để có tác dụng xúc tiến q trình phân giải ).

3.2.4.2. Bón thúc

* Loại phân thúc

Thường dùng loại phân dễ tiêu, có hiệu quả nhanh như phân vô cơ (đạm và kali), hoặc người ta có thể dùng các loại phân chuồng đã hoai mục, phân bắc, nước

giải.

* Lượng phân bón

mạnh, chỉ số diện tích lá quá cao làm ảnh hư ởng đến năng suất. Bởi vậy lượng đạm

cần bón thúc cho khoai lang từ 30-60 kg N/ha tương đương với 60-120 kg urê cho 1 ha và 70-100 kg K2O/ha tương đương 140-200 ka/ha.

Phân chuồng hoai, phân bắc, nước giải, tro tuỳ thuộc vào lượng phân bón có được và tình hình sinh trưởng của cây mà bón cho thích hợp.

* Các thời kỳ bón thúc

Có thể bón vào 3 thời kỳ chủ yếu

- Lần 1: Sau trồng 25-30 ngày, chủ yếu là bón N ( thường bón 1/3 tổng số N ). - Lần 2: Sau trồng 45-60 ngày, bón tiếp 2/3 số đạm còn lại và 1/3 lượng kali - Lần 3:Sau trồng 60-80 ngày, bón 2/3 số kali cịn lại.

Cách bón: Cần bón trực tiếp vào gốc. Sau khi bón xong cần lấp đất kỹ. Trong sản xuấtcần bón lần thứ 2 kết hợp với cà y xả luống.

3.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại

3.2.5.1. Bệnh hại khoai lang

* Bệnh thối đen khoai lang

- Nguyên nhân: Do nấmCeratostomella fimbriata (EetH) Elliot

- Triệu chứng:

+ Phá hoại khi cây ở ngoài đồng và cả khi bảo quản trong kho. Phá hoại chủ yếu ở củ và mầm mọc từ củ bị bệnh. Bị nặng nhất có thể nấm phá hoại có một phần

dây và có khi khơng cho thu hoạch. - Vết bệnh ở trên củ

+ Thường xuất hiện ở những vết thương cơ giới, vết thương do côn trùng hoặc các vết nứt nhỏ tự nhiên trên củ. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, hình trịn, bầu dục hoặc hình trứng. Vết to nhỏ khác nhau, màu nâu đen,thân xám, dần dần vết bệnh lan rộng ra.

+ Mặt vết bệnh lõm hẳn xuống, cứng, khơng có n ước, đường kính vết bệnh lớn

nhất đến 2-3 cm.

+ Khi cắt ngang vết bệnh thấy vết thâm đen ăn sâu vào trong thịt củ, lúc mới cắt thấy ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ khá rõ ràng. Chiều sâu vết có thể tới hơn 1 cm, sau cắt để 10-15 phút thì những mơ khoẻ dần dần thâm mờ.

+Thường ở giữa vết bệnh, trên mặt vỏ củ quan sát bằng mắt thường có thể thấy những sợi gai đen mọc lên, đó chính là phần cổ của quả thể của nấm.

+ Nếu điều kiện nhiệt độ vàẩm độ thuận lợi thì sau một thời gian ngắn sợi nấm

sẽ lan hết toàn bộ củ khoai. Củ khoai lang bị bệnh thối đen có vị đắng và có vị thối khó

chịu.

- Vết bệnh trên mầm khoai lang

+ Khoai lang bị bệnh chủ yếu do củ gây bệnh hoặc đất vườn bị nhiễm bệnh.Vết bệnh ở gốc mầm dây có hình bầu dục, dài, hơi lõm xuống, phần dây mọc trên mặt đất

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)