Kỹ thuật bón phân

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 105)

Bài 3 CÂY KHOAI LANG

3. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH KHOAI LANG

3.2.4. Kỹ thuật bón phân

Cho đến nay phân bón vẫn là yếu tố chủ đạo để tăng năng suất, sản lượng khoai

lang.

Theo Lononlonkrisna W.Y. (nghiên cứu năm 1948-1955 tại miền nam Ấn Độ

thấy rằng thay đổi phân bón có thể tăng năng suất 50-100 %, trong khi đó thay đổi các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khác tăng năng suất dưới 50 %.

Theo M. Tiutin (Liên Xô cũ), khoai lang cần nhiều dinh dưỡng vào nửa cuối thời kỳ sinh trưởngtức là vào giai đoạn lớn lên của củ, do đó bón phân cho khoai lang khơng những phải bón lót mà cịn cần bón thúc.

Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc năm 1958 cho thấy bón phân cho khoai lang

có 2 đặc điểm lớn: Bón đủ phân lót từ 60-80 % tổng lượng phân và bón thúc sớm. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định: Bón lót thật đầy đủ, bón thúc sớm

theo nguyên tắc " giữa nặng, hai đầu nhẹ" nghĩa là bón thúc 3 lần.

3.2.4.1. Bón lót

* Loại phân bón lót

Chủ yếu là các loại phân hữu cơ, phân chuồng (t ơi hay hoai dang dở), rơm rạ, rác bổi, phân xanh, bèo dâu, tro ... và phân lân vô cơ.

Trong sản xuất thường dùng phân chuồng tơi (hoặc hoai dang dở) bón cho khoai lang vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Việc khảo cứu trồng trọt, trong nhiều năm nghiên cứu đãđi tới kết luận: Bón lót phân chuồng t ơi cho khoailang

đã tăng năng suất từ 11-14% só vớibón phân chuồng hoai (đã thông qua chế biến ).

* Lượng phân bón

Để đảm bảo năng suất, chất lượng phân hữu cơ cần bón cho khoai lang phải đạt từ 10-15 tấn / ha.

Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng năng suất khoai lang tăng tỷ lệ thuận với lượng phân h ữu cơ dùng bón lót.

Riêng phân lân vơ cơ ít nhất cũng phải bón được từ 50-60 kg P2O5 tương đương với 250-300 kg supe lân cho 1 ha.

* Cách bón

Nguyên tắc cần bón tập trung theo hàng và bón theo tầng (loại phân khó phân giải bón dưới, loại phân dễ phân giải bón lên trên và trên cùng là phân chuồng để có tác dụng xúc tiến q trình phân giải ).

3.2.4.2. Bón thúc

* Loại phân thúc

Thường dùng loại phân dễ tiêu, có hiệu quả nhanh như phân vô cơ (đạm và kali), hoặc người ta có thể dùng các loại phân chuồng đã hoai mục, phân bắc, nước

giải.

* Lượng phân bón

mạnh, chỉ số diện tích lá quá cao làm ảnh hư ởng đến năng suất. Bởi vậy lượng đạm

cần bón thúc cho khoai lang từ 30-60 kg N/ha tương đương với 60-120 kg urê cho 1 ha và 70-100 kg K2O/ha tương đương 140-200 ka/ha.

Phân chuồng hoai, phân bắc, nước giải, tro tuỳ thuộc vào lượng phân bón có được và tình hình sinh trưởng của cây mà bón cho thích hợp.

* Các thời kỳ bón thúc

Có thể bón vào 3 thời kỳ chủ yếu

- Lần 1: Sau trồng 25-30 ngày, chủ yếu là bón N ( thường bón 1/3 tổng số N ). - Lần 2: Sau trồng 45-60 ngày, bón tiếp 2/3 số đạm cịn lại và 1/3 lượng kali - Lần 3:Sau trồng 60-80 ngày, bón 2/3 số kali cịn lại.

Cách bón: Cần bón trực tiếp vào gốc. Sau khi bón xong cần lấp đất kỹ. Trong sản xuấtcần bón lần thứ 2 kết hợp với cà y xả luống.

3.2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại

3.2.5.1. Bệnh hại khoai lang

* Bệnh thối đen khoai lang

- Nguyên nhân: Do nấmCeratostomella fimbriata (EetH) Elliot

- Triệu chứng:

+ Phá hoại khi cây ở ngoài đồng và cả khi bảo quản trong kho. Phá hoại chủ yếu ở củ và mầm mọc từ củ bị bệnh. Bị nặng nhất có thể nấm phá hoại có một phần

dây và có khi khơng cho thu hoạch. - Vết bệnh ở trên củ

+ Thường xuất hiện ở những vết thương cơ giới, vết thương do côn trùng hoặc các vết nứt nhỏ tự nhiên trên củ. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, hình trịn, bầu dục hoặc hình trứng. Vết to nhỏ khác nhau, màu nâu đen,thân xám, dần dần vết bệnh lan rộng ra.

+ Mặt vết bệnh lõm hẳn xuống, cứng, khơng có n ước, đường kính vết bệnh lớn

nhất đến 2-3 cm.

+ Khi cắt ngang vết bệnh thấy vết thâm đen ăn sâu vào trong thịt củ, lúc mới cắt thấy ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ khá rõ ràng. Chiều sâu vết có thể tới hơn 1 cm, sau cắt để 10-15 phút thì những mơ khoẻ dần dần thâm mờ.

+Thường ở giữa vết bệnh, trên mặt vỏ củ quan sát bằng mắt thường có thể thấy những sợi gai đen mọc lên, đó chính là phần cổ của quả thể của nấm.

+ Nếu điều kiện nhiệt độ vàẩm độ thuận lợi thì sau một thời gian ngắn sợi nấm

sẽ lan hết toàn bộ củ khoai. Củ khoai lang bị bệnh thối đen có vị đắng và có vị thối khó

chịu.

- Vết bệnh trên mầm khoai lang

+ Khoai lang bị bệnh chủ yếu do củ gây bệnh hoặc đất vườn bị nhiễm bệnh.Vết bệnh ở gốc mầm dây có hình bầu dục, dài, hơi lõm xuống, phần dây mọc trên mặt đất

có màu vàng trắng. Phần thân ở dưới mặt đất bị thối đen, làm cho mầm khoai lang bị chết.

- Vết bệnh ở thân dây khoai lang đang sinh trưởng rất ít khi xuất hiện (trừ trường hợp bị bệnh nặng) bằng cách lây nhân tạo ở thân cũng thấy triệu chứng như ở củ.

- Vết bệnh ở rễ

Khi củ bị bệnh các rễ mọc ra cũng có vết bệnh. Vết bệnh ở rễ có hình bầu dục lõm xuống, có màu đen

Biện pháp phịng trừ: Biện pháp hố học và phịng trừ tổng hợpdịch hại IPM

3.2.5.2. Sâu hại khoai lang

* Sâu sa

- Tác hại

+ Sâu non nở ra ăn nhu mô lá, cắn khuyết các gân lá chính. Sâu đẫy sức hoá

nhộng sống trong đất. Sâu non sống thành đàn, phá hoại lá khoai lang.

- Biện pháp phòng trừ: Áp dụng biện pháp tổng hợp IPM

*Sâu đục thân

- Tác hại

+ Sâu non mới nở liền đục vào phá thân chính hoặc cuống lá. Sống trong thân 28-50 ngày, lỗ đục trên thân gốc rất rõ, phânđùn ra nhiều bám quanh thân. Sâu non đục phá thân làm giảm khả năng sinh tr ưởng, tạo củ của khoai lang.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Canh tác kỹ thuật: Luân canh thay đổi thời vụ, dọn sạch tàn dư, dọn thân bị hại đem đốt.

+ Biện pháp hoá học: Dùng thuốc bột Padan 10 G, Basudin 10 H...

* Bọ hà

- Tác hại

+ Sâu non mới nở đục vào củ hoặc đoạn thân sát gốc. Thân khoai lang bị đục xuất hiện vết hằn trên vỏ. Sâu non đục phá trong củ khoai lang tạo thành đường dích

dắc ( khoảng 200 con/củ ). Sâu non đục phá truyền bệnh gián tiếp thối hà. Sâu non đẫy

sức hoá nhộng trong củ hoặc thân.

+ Bọ hà phá hoại mạnh ở vụ khoai lang đơng xn. Thời tiết khơ nóng sâu phá hoại mạnh. Đất cát hại nhẹ hơn đất thịt, đất chua bị nặng hơn đất kiềm, ruộng khoai nứt nẻ sâu phá hoại nặng.

+ Trồng trong công thức luân canh khoai lang bị bọ hà phá hoại nhẹ. Giống có bộ rễ ăn sâu, củ tập trung nhiều bột (Lim, HV9...) bị hai nhẹ

- Biện pháp phòng trừ:

+ Trồng dây ngọn hoặc loại trừ trứng của chúng trên dây trồng bằng cách ngâm dây trồng trong dung dịch nước thu ốc (Trebon 0,1%), trồng luống đủ lớn, vun gốc lấp các vết nứt trên luống, tưới nước đủ ẩm nhất là trong giai đoạn củ phình to, sau trồng 40-50 ngày sử dụng thuốc sâu trộn đất bột rắc vào gốc, có thể sử dụng nấm Beauveria bassiana nhân nuôi từ bọ hà bị bệnh rải trên ruộng để phòng trừ bọ hà. Áp dụng biện pháp IPM làm giảm sự gây hại của bọ hà rõ rệt.

+ Kỹ thuật mới phòng trừ bọ hà khoai lang: Chọn bảo quản khoai lang ở ruộng không bị bọ hà gây hại chọn củ không bị sây sát, không bị bọ hà hại.

Sử dụng 6 loại vật liệu che phủ khoai lang tươi khi bảo quản là 75% bột đất vàng và 25% cát, cát khô, bột đất phù sa, bột đất vàng, lá xoan. Các loại vật liệu như cát và bột đất được phủ theo các độ dầy từ 1-5 cm. Riêng lá xoan khô chỉ phủ dầy 5 cm.

Quây củ khoai lang thành đống bao xung quanh bằng cót hoặc gạch đặt ở nơi thơng thống khơ ráo, mỗi lớp khoai lại có một lớp đất bột dỳ 3-5cm.

Sau khi bảo quản 1-2 tháng bỏ ra da củ vẫn đẹp, ít hao hụt và khơng bị bọ hà hại, nâng cao hiệu quả kinh tế.

3.3. THU HOẠCH, BẢO QUẢN SẢN PHẨM KHOAILANG

3.3.1. Thu hoạch khoai lang

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (đủ thời gian sinh trưởng), các lá phần gốc chuyển màu vàng thì tiến hành cắt tỉa dây cho chăn ni đồng thời tiến

hành bới đất kiểm tra, thấyvỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch.

Thu hoạch vào những ngày khô ráo để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quá trình bảo quản và chế biến hay tiêu thụ sản phẩm.

3.3.2. Bảo quản khoai lang

Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản vì khoai chứa lượng

nước khá lớn (khoảng 80% trọng lượng). Vì vậy sau khi thu hoạch về nếu cứ bỏ chúng

thành đống mà khơng có phương pháp bảo quản nào khác thì rất nhanh giảm phẩm

chất.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý trong củ khoai hoạt động

mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ

kém, dễ sây sát, thối. Sâu hại dễ xâm nhập gây ra hiện tượng khoai hà, gây thối rỗng,

nấm mốc phát triển.

3.3.2.1. Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất

Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, khơng có nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lịng chum có nắp đậy kín và có rãnh thốt nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, khơng xây sát, ít lấm đất, khơng có củ bị hà. Cho khoai vào hầm vào những ngày k hô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải dùng chất hút ẩm.

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khơ, kh ơng có mạch nước ngầm. Hầm

đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa

một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.

Bảo quản bằng hai cáchtrên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được

lâu hơn.

3.3.2.3. Bảo quản bằng cách ủ cát khô

Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khơ có nhược điểm là

khơng được kín hồn tồn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ vàẩm độ bên ngồi.

Chọn những củ khoai cịn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2-1,5 m, chiều dài tùy theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát. Xếp đầu củ quay ra ngồi, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thìđể nguyên và chồng 2 -3 sọt lên

nhau, sau đó lấy cát khơ phủ kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngoài trời phải làm lán che mưa nắng.

Ngồi ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10-15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng đống hoặc từng luống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những chỗ nắng hắt vào và khơng có mưa dột.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày thời vụ trồng khoai lang ở nước ta. Liên hệ thực tiễn sản xuất?

2. Kể tên một số giống khoai lang trồng phổ biến trong sản xuất? 3. Trình bày các phương thức trồng khoailang?

4. Trình bày kỹ thuật chăm sóc khoai lang. Phân tích các biện pháp kỹ thuật tác

động để làm tăng năng suất khoai lang?

5. Trình bày một số loại sâu bệnhchính hại cây khoai lang và cách phịng trừ? 6. Phân tích mối quan hệ T/R và biện pháp tác động để nâng cao năng suất, chất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, Hà Cơng Vượng ( 2001). Giáo trình cây lúa ( tập 1)- NXB nơng nghiệp.

2.Đinh Thế Lộc(1997). Giáo trình cây lương thực (tập 2) Cây màu. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Hoan (1998). Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân - NXB Nơng nghiệp Hà Nội.

4.Trương Đích (2005). Kỹ thuật trồng các giống lúa mới - NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật. Cây ngô kỹ thuật thâm canh tăng năng suất - NXB lao

động xã hội.

6. Phạm Thị Tài, Trương Đích. Kỹ thuật trồng ngô giống mới năng suất cao.

NXB lao động xã hội

7. Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Tấn Dũng

(2004). Quản lý dịch hại tổng hợp lúa, ngô và một số sâu bệnh hại cây ăn quả. Trường

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)