THU HOẠCH, BẢO QUẢN SẢN PHẨM KHOAI LANG

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 109 - 111)

Bài 3 CÂY KHOAI LANG

3. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH KHOAI LANG

3.3. THU HOẠCH, BẢO QUẢN SẢN PHẨM KHOAI LANG

3.3.1. Thu hoạch khoai lang

Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (đủ thời gian sinh trưởng), các lá phần gốc chuyển màu vàng thì tiến hành cắt tỉa dây cho chăn nuôi đồng thời tiến

hành bới đất kiểm tra, thấyvỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch.

Thu hoạch vào những ngày khô ráo để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quá trình bảo quản và chế biến hay tiêu thụ sản phẩm.

3.3.2. Bảo quản khoai lang

Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản vì khoai chứa lượng

nước khá lớn (khoảng 80% trọng lượng). Vì vậy sau khi thu hoạch về nếu cứ bỏ chúng

thành đống mà không có phương pháp bảo quản nào khác thì rất nhanh giảm phẩm

chất.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, các hoạt động sinh lý trong củ khoai hoạt động

mạnh, làm cho lượng tinh bột tiêu hao nhanh chóng. Vỏ khoai mỏng, tác dụng bảo vệ

kém, dễ sây sát, thối. Sâu hại dễ xâm nhập gây ra hiện tượng khoai hà, gây thối rỗng,

nấm mốc phát triển.

3.3.2.1. Bảo quản trong hầm đào sâu dưới đất

Chọn đất nơi cao ráo, sạch sẽ, khơng có nước ngầm. Đào hầm theo kiểu lịng chum có nắp đậy kín và có rãnh thốt nước. Hầm đào xong phải để khô mới chứa khoai. Khoai thu hoạch về chọn củ tốt, khơng xây sát, ít lấm đất, khơng có củ bị hà. Cho khoai vào hầm vào những ngày k hô ráo và thận trọng khi vận chuyển vào hầm. Một tháng đầu mở nắp 1-2 lần để thoát nhiệt độ trong hầm, tránh bốc nóng. Nếu ẩm độ trong hầm quá cao, phải dùng chất hút ẩm.

Hầm này cũng chọn chỗ đất cao ráo và khơ, kh ơng có mạch nước ngầm. Hầm

đào sâu trên 1 m, phía trên mặt hầm đắp một bức tường đất quanh miệng hầm, có chừa

một cửa để lên xuống, hầm phải có nắp đậy kín và có mái che.

Bảo quản bằng hai cáchtrên sẽ cách ly được với môi trường và khoai giữ được

lâu hơn.

3.3.2.3. Bảo quản bằng cách ủ cát khô

Đây là phương pháp bảo quản tương đối kín, cũng giống như trong hầm kín nhưng đơn giản và dễ làm. Song bảo quản bằng cách ủ cát khơ có nhược điểm là

khơng được kín hồn tồn, nên vẫn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ vàẩm độ bên ngoài.

Chọn những củ khoai cịn ngun vẹn, khơng bị sâu bệnh, không bị sây sát vỏ, xếp thành từng luống có chiều rộng 1,2-1,5 m, chiều dài tùy theo số lượng khoai bảo quản nhiều hay ít. Khi xếp khoai phải thật nhẹ nhàng, tránh cọ xát. Xếp đầu củ quay ra ngoài, từ dưới lên trên. Nếu khoai đóng trong sọt thìđể ngun và chồng 2 -3 sọt lên

nhau, sau đó lấy cát khơ phủ kín lên khoai. Trường hợp bảo quản ngồi trời phải làm lán che mưa nắng.

Ngồi ra khoai lang có thể bảo quản thoáng nếu thời gian bảo quản ngắn khoảng 10-15 ngày. Khi bảo quản thoáng cũng phải chọn những củ khoai có phẩm chất tốt, đều nhau và xếp thành từng đống hoặc từng luống và phải để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh những chỗ nắng hắt vào và khơng có mưa dột.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày thời vụ trồng khoai lang ở nước ta. Liên hệ thực tiễn sản xuất?

2. Kể tên một số giống khoai lang trồng phổ biến trong sản xuất? 3. Trình bày các phương thức trồng khoailang?

4. Trình bày kỹ thuật chăm sóc khoai lang. Phân tích các biện pháp kỹ thuật tác

động để làm tăng năng suất khoai lang?

5. Trình bày một số loại sâu bệnhchính hại cây khoai lang và cách phịng trừ? 6. Phân tích mối quan hệ T/R và biện pháp tác động để nâng cao năng suất, chất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Hun, Nguyễn Hữu Tề, Hà Cơng Vượng ( 2001). Giáo trình cây lúa ( tập 1)- NXB nông nghiệp.

2.Đinh Thế Lộc(1997). Giáo trình cây lương thực (tập 2) Cây màu. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Hoan (1998). Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân - NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4.Trương Đích (2005). Kỹ thuật trồng các giống lúa mới - NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Đường Hồng Dật. Cây ngô kỹ thuật thâm canh tăng năng suất - NXB lao

động xã hội.

6. Phạm Thị Tài, Trương Đích. Kỹ thuật trồng ngô giống mới năng suất cao.

NXB lao động xã hội

7. Nguyễn Văn Đĩnh, Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đỗ Tấn Dũng

(2004). Quản lý dịch hại tổng hợp lúa, ngô và một số sâu bệnh hại cây ăn quả. Trường

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)