Yêu cầu đất trồng và các chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 95 - 96)

Bài 3 CÂY KHOAI LANG

2. HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG,

2.2.4. Yêu cầu đất trồng và các chất dinh dưỡng

2.2.4.1.Đất đai

Khoai lang có đặc tính thích ứng và đề kháng mạnh nên trồng ở bất cứ loại đất nào cũng có thể cho năng suất. Nói chung khoai lang cũng dễ tính, khơng kén đất, ở tất

cả các loại đất có thành phần cơ giới cũng như tính chất hố học khác nhau cũng đều

có thể trồng được khoai lang. Tuy nhiên đất thích hợp nhất để trồng khoai lang phát triển tốt là đất nhẹ, tơi xốp, lớp đất mặt sâu. Một trong những điều kiện quan trọng để củ khoai lang phát triển thuận lợi là đất phải thống, tơi xốp, đất mà d í chặt củ khoai lang sẽ bị chậm lớn, phát triển cong queo.

Các loại đất cát ven biển (duyên hải Miền Trung), đất bạc màu xấu (Hà Bắc) khoai lang vẫn phát triển tốt, năng suất cao nếu đầu tư phân bón cao. Khoai lang cũng có thể trồng được ở những đất thịt nặng, nh ưng cần chú ý khâu làm đất để tạo điều kiện tơi xốp, thoáng trong luống. Khoai lang rất sợ úng, điều cần l ưu ý ở đây là kỹ

thuật làm luống phải cao, to để thoát nước, mặt khác ở những đất khô hạn quá sản

lượng khoai lang cũng bị giảm sút.

Độ pH đất cũng có ảnh hư ởng đến sự sinh trưởng phát triển của khoai lang. Nói

chung khoai lang phát triển thuận lợi trong đất trung tính (pH=6,5-7) hoặc hơi chua (pH=6-6,5)

2.2.4.2.Dinh dưỡng

Khoai lang cần nhiều chất dinh dưỡng cả các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Tuy nhiên các nguyên tố đa lượng trước hết là NPK vẫn là nguyên tố chủ yếu cần thiết cho khoai lang.

* Yêu cầu của khoai lang đối với NPK

Theo isoE ( Đài Loan ) tỷ lệ NPK trong dây lá khoai lang là 0,81 : 0,15 : 0,05%

năng suất khoai lang 15 tấn/ha cần lấy đi từ đất khoảng 70 kg N, 20 kg P2O5, 50

kgK2O/ha.

Như vậy khoai lang cần nhiều chất dinh dưỡng, trước hết là kali sau đó là đạm

cuối cùng là lân.

Về thời kỳ: Thời kỳ đầu sinh tr ởng thân lá, khoai lang cần chủ yếu là đạm, thời kỳ cuối phát triển của củ cần chủ yếu là kali và lân cây cần suốt trong thời kỳ sinh trưởng đặc biệt là thời kỳ phát triển rễ.

* Tác dụng của NPK đối với cây khoai lang

Đạm có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, nhất là thời kỳ đầu. Thiếu đạm

cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân cành, quang hợp yếu, năng suất giảm. Nhiều đạm cây dễ bị vóng, trong điều kiện gặp mưa, đủ ẩm cây sinh t rưởng mạnh, thân lá rậm rạp, gây hiện tượng che khuất nhau, hoạt động của rễ và tượng tầng

bị ức chế, ít củ, củ chậm lớn.

Lân có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ, đến khả năng quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng của cây. thiếu lân năng suất giảm, phẩm chất kém.

Kali đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ và của t ượng tầng, đẩy mạnh khả năng

quang hợp, hình thành và vận chuyển hyđratcacbon về rễ. Thiếu kali khoai lang chậm

lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng không bảo quản đư ợc lâu.

Tuy nhiên trong thực tế sản xuất cần phải phối hợp cân đối cả 3 yếu tố mới đạt

năng suất cao. Tại Việt Nam do đặc điểm đất đai ở những vùng trồng khoai lang xấu,

bạc màu, nghèo dinh dưỡng nên thường bón NPK với tỷ lệ 2:1:3. Ngoài ra các yếu tố đa lượng khoailang cũng cần có một số yếu tố vi lượng như Mg, Bo...

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)