Các phương pháp trồng khoai

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 104 - 105)

Bài 3 CÂY KHOAI LANG

3. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH KHOAI LANG

3.1.5. Các phương pháp trồng khoai

3.1.5.1. Phương pháp trồng

Trong thực tiễn ở nước ta có nhiều cách trồng khoai lang khác nhau, tuỳ thuộc

vào điều kiện đất đai, tập quán canh tác, thời vụ trồng...Cho đến nay trong sản xuất tồn

tại 2 cách trồng phổ biến sau:

3.1.5.2. Trồng dây phẳng dọc luống

Đặt dây nằm phẳng dọc luống và chừa 3-5 cm phần ngọn thị ra ngồi. -Ưu điểm:

+ Các mắt đốt trên thân nằm ở vị trí thuận lợi cho việc ra củ, do đó số lượng củ trên dây tăng.

+ Củ phân bố đều trên luống, t ạo điều kiện cho củ phát triển đầy đủ và thuận lợi.

+ Thân lá phát triển đều hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp.

+ Tạo điều kiện cho củ và thân lá phát triển đều đặn trên l uống khoai lang nên việc chăm sóc xới xáo làm cỏ, bón phân thúc rất thuận lợi.

- Nhược điểm:

+ Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều cơng, chi phí cao. + Do trồng nơng nên tỷ lệ dây chết cao, đặc biệt là các thời vụ trồng trong mùa

rétnhư vụ đông xuân.

3.1.5.3. Trồng dây ápsườn

Khi lên luống chỉ lên một bên sườn luống, đặt dây khoai lang đứng nghiêng vào sườn luống đó, sau đó lên nốt sườn luống bên kia.

Ưu điểm:

+ Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công. + Do kỹ thuật trồng sâu nên tỷ lệ dây chết thấp.

Nhược điểm:

+ Củ chỉ phát triển về một bên sườn luống.

+ Thân lá phát triển không đều hai bên sườn luống, kết cấu hạ tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm khả năng quang hợp, giảm tuổi thọ của lá.

+ Củ và thân lá phát triển không đều sang cả hai bên luống nên việc chăm sóc

gặp khó khăn.

3.2. KỸ THUẬT CHĂM SĨC 3.2.1. Bấm ngọn nhấc dây

3.2.1.1. Bấm ngọn

Là biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh sự phân cành của thân, làm cho thân lá phát triển sớm. Vì vậy cần bấm ngọn sớm mới có

hiệu quả, thường khi thân chính dài 40 -50 cm, dùng tay cắt đầu ngọn khoai lang một

đoạn ngắn (khoảng 1-2 cm)

3.2.1.2. Nhấc dây

Nhúng giống khoai lang có thân bị vươn dài, khi gặp mưa nhiều, nhiệt độ cao trên các đốt thân khoai lang thường phát triển các rễ bám vào mặt luống. Trong điều kiện này dinh dưỡng có khả năng phân hố rễ củ, tạo điều kiện cho quần thể khoai lang phát triển thuận lợi. Tuy nhiên cần đảm bảo nhấc dây đúng kỹ thuật (không lật dây)

Một phần của tài liệu Giáo trình trồng cây lương thực (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)