Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 53 - 55)

Đặc điểm chung của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm đến yếu tố thời gian của đồng tiền tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng sinh sơI theo thời gian do lãI vay. Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra hôm nay sau một thời gian nào đó sẽ trở nên lớn hơn và tương lai càng xa thì giá trị đồng tiền càng lớn và ngược

53

lại…( giả thiết là ở đây chưa tính đến tỷ lệ lạm phát, giảm phát hoặc sự biến đổi đầu ra và đầu vào của dự án).

Giá trị đồng tiền theo thời gian

Đầu tư dài hạn cũng có ý nghĩa là bỏ tiền ra ở thời điểm hiện tại, để hy vọng trong tương lai đạt được thu nhập lớn hơn. Do vậy, để đi đến quyết định đầu tư dài hạn cần phải hiểu thấu đáo vấn đề lãi suất trong mối quan hệ giữa tiền, thời gian và sự rủi ro. Vì thế, việc nắm vững những vấn đề về phép tốn tài chính là điều rất cần thiết để phân tích, đánh giá và quyết định đầu tư.

Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai.

* Lãi đơn: Là số tiền lãi được xác định dựa trên số vốn ban đầu hay gọi là vốn gốc với

một lãi suất nhất định. việc tính lãi như vậy gọi là phương pháp tính lãi đơn.

* Lãi kép: Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ

trước đó được gộp vào vốn gốc để làm căn tính tiền lãi như vậy được gọi là phương pháp tính lãi kép.

* Giá trị tương lai: Là giá trị có thể nhận được tại một thời điểm trong tương lai

bao gồm số vốn gốc và tồn bộ số tiền lãi đến thời điểm đó.

Một yếu tố quan tọng ảnh hưởng đến giá trị tương lai là phương pháp tính lãi.

a.Trường hợp tính lãi đơn:

Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được xác định theo công thức sau:

Ft = PV ( 1 + r . t )

Trong đó:

Fn: Giá trị đơn tại thời điểm cuối năm thứ n. PV: Số vốn ban đầu (số vốn gốc).

r : Lãi suất tính theo năm t : Số năm

Ví dụ:

Một người gửi tiết kiệm 100 triệu đồng trong thời hạn 5 năm với lãi suất 8% - năm theo phương pháp lãi đơn.

54

Cuối năm thứ 5 người đó nhận được là:

F5 = 100 (1 + 8% x 5) = 140 triệu đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)