Phân tích cơ cấu nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 65)

Việc giải quyết các nhu cầu về vốn của dự án không những quyết định khả năng thanh tốn của dự án trong tương lai mà cịn quy định cả bảng cân đối kế toán và hiệu quả kinh tế của dự án. Về nguyên tắc, các khoản tài chính dài hạn phải trang trảI đủ các chi phí của dự án về vốn đầu tư cố định và các nhu cầu về vốn lưu động cần thiết cho quá trình vận hành bình thường. Chúng có thể được huy động dưới dạng vốn cổ phần hay vốn tín dụng dài hạn mà khơng nên vay tín dụng ngắn hạn bởi các khoản thu để bù đắp các khoản vay trải ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án.

Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỷ lệ % từng loại hình thành từ các nguồn khác nhau so với tổng vốn đầu tư.

Trong qua trình xây dựng dự án, cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên cơ sở xét đốn khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án.

Rất khó đưa ra quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với các dự án khác nhau mà phải căn cứ vào hiệu quả phân tích khả năng thanh tốn của dự án. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi các khoản tiền lãi vay cũng như trả vốn gốc không gây ra việc vay vốn ngắn hạn trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào của dự án.

4.2. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội

4.2.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án đầu tư

Hiệu quả thương mại (hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư) như trình bày trong phần trên không cho thấy rõ ràng sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, việc ra quyết định đầu tư trong phân tích kinh tế chỉ dựa vào một mình hiệu quả thương mại là không đủ cơ sở tin cậy mà địi hỏi phải lý giải cả bằng phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân.

Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân về mặt hình thức cũng như phân tích hiệu quả thương mại, tức là bằng mọi cách phải chỉ ra các khoản chi phí, các khoản thu nhập và thông qua việc so sánh chúng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư.

64

Phân tích hiệu quả thương mại là bàn đạp để phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân khác nhau trên nhiều phương diện.

1. Mục tiêu của phân tích hiệu quả thương mại là đánh giá hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư của dự án trong khi đó mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân là chỉ ra sự đóng góp của dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước.

2. Việc phân tích hiệu quả thương mại chỉ tính tốn những hiệu quả bằng tiền của dự án, cịn phân tích hiệu quả quốc dân xem xét thêm các hiệu quả gián tiếp có thể đo được hoặc khơng đo được khác.

3. Trong phân tích hiệu quả thương mại việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền bằng việc áp dụng tỷ suất chiết khấu lấy bằng tỷ lệ lãi hiện hành trên thị trường vốn, còn trong phân tích hiệu quả k inh tế quốc dân thì việc loại trừ này được áp dụng bằng tỷ suất chiết khấu xã hội.

Tỷ suất chiết khấu xã hội được xác định theo cách đơn giản nhất bằng giá trị bình quân của các tỷ suất chiết khấu cá biệt của các loại dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

4. Phân tích hiệu quả thương mại dựa vào giá thị trường cịn phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dựa vào giá thị trường đã điều chỉnh và chúng được coi là tiệm cận với giá xã hội.

Chúng ta biết rằng về mặt nguyên tác, các đầu vào, đầu ra của dự án phải được đánh giá theo giá thị trường thực tế, tức là giá hiện hành và giá dự kiến tương lai trên thị trường nội địa và thị trường thế giới nhất định mà ở đéo các đầu ra thực sự có thể tiêu thụ được và các đầu vào có thể kiếm được. Do đó, những đầu ra tiêu thụ trên thị trường nội địa được đánh giá theo giá thị trường nội địa thực tế, còn những đầu ra được tiêu thụ trên thị trường quốc tế được đánhgiá theo giá FOB hoặc CIF thực tế đã quy đổi ra giá thị trường nội địa theo tỷ giá hối đoái đã điều chỉnh

4.2.2. Giá trị gia tăng (Value Added - VA)

Giá trị gia tăng được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân các dự án đầu tư hiện nay.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)