Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần-Net Present Value – NPV)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 59)

a. Khái niệm

Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân bằng thi chi. Hoặc có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị của luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai đã quy đổi về hiện tại theo tỷ suất triết khấu đã biết trước

Công thức xác định: NPV = n t t t o NCF a    = n t (1 ) t t o NCF r      NPV=    n o t t t t CO a CI ) ( =      n o t t t t CO r CI )(1 ) ( Trong đó:

n: số năm hoạt động của dự án -1

t = 0 năm được chọn là năm gốc (thường là năm bắt đầu thực hiện đầu tư vào dự án) CIt: giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc hoạt động của dự án và các khoản thu nhập khác.

COt: giá trị luồng tiền mặt chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hành hàng năm của dự án như chi phí tiền lương và BHXH của người lao động, chi phí mua sắm các nguyên nhiên vật liệu, động lực đầu vào cho sản xuất kinh doanh, các loại thuế phải nộp và các khoản chi khác. Đặc biệt lưu ý khơng được tính chi phí khấu hao TSCĐ.

NCFt= CIt – COt: Giá trị luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi (số dư thu chi) tại năm t.

at: Hệ số hiện tại hoá (hệ số chiết khấu) tại năm t tương ứng với tỷ suất chiết khấu đã chọn at = 1/(1+r)t.

r: Tỷ suất chiết khấu, thường chọn bằng tỷ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường vốn trong 1 năm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, người ta định ra một tỷ lệ r trên cơ sở tỷ lệ lãi vay kết hợp với việc xem xét các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị… của quốc gia.

58

Về mặt bản chất, NPV chính là tổng giá trị của các khoản lãi rịng của dự án đã quy đổi về cùng một thời điểm gốc theo mức tỷ suất chiết khấu đã biết.

b. Nguyên tắc sử dụng.

Một dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại rịng NPV >= 0. Lúc đó dự án có khả năng sinh lợi hoặc ít ra là khơng lỗ. Khi phảI so sánh nhiều dự án loại trừ nhau để lựa chọn, thì dự án tốt nhất là dự án có NPV dương lớn nhất.

c. Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu - Ưu điểm:

+ Xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án thơng qua việc tính tổng cả đời dự án.

+ Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền bằng cách chiết khấu các khoản thu, chi trong tương lai về giá trị ở thời điểm gốc thông qua hệ số at.

+ Thông qua việc sử dụng các tỷ suất chiết khấu đã định người ta có thể so sánh các chi phí vốn của phương án sử dụng vốn khác nhau.

+ Vì NPV thể hiện lợi nhuận của dự án được chiết khấu về hiện tại nên nó là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án mang lại NPV dương cao nhất.

- Nhược điểm

Do là một chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện được mức độ hiệu quả của dự án là một điều rất quan trọng khi so sánh các dự án khác nhau. Nhiều khi một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mơ sản xuất nhỏ, thời gian hoạt động ngắn thì có thể NPV nhỏ hơn dự án khác có quy mơ lớn, thời gian hoạt động dài nhưng mức doanh lợi chỉ trung bình hoặc nhỏ. Lúc đó ta phải kết hợp chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác và điều kiện thực tế để xem xét hoặc để đảm bảo tính so sánh hợp lý ta phải giả thiết điều chỉnh dự án có quy mơ nhỏ phải tái đầu tư nhiều lần để có vốn đầu tư và thời gian hoạt động tương ứng dự án lớn rồi tính tốn NPV đã điều chỉnh để so sánh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)