Phân tích giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 67 - 68)

* Khi xét theo nội dung, giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần :

VAt = Wt + SSt

Trong đó :

Wt : Chi phí lao động sống tại năm t, gồm tiền lương và BHXH (biểu thị bằng số lao động nhân với tiền lương và BHXH bình quân)

SSt : Giá trị thặng dư xã hội (hay còn gọi là thu nhập quốc dân thuần) tại năm t. Biểu thị khả năng sinh lãi gộp của dự án gồm : các loại thuế, lãi tiền vay, lợi tức cổ phần, tiền bảo hiểm và tái bảo hiểm, lợi nhuận thuần để lại doanh nghiệp.

* Khi xét theo đối tượng giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần :

- Giá trị gia tăng chuyển trả nước ngoài là RPt gồm lương của cơng nhân nước ngồi, lợi nhuận phân chia cho phần vốn nước ngoài, tiền trả lãi vay, tiền trả bảo hiểm, tiền thuế…của nước ngoài.

- Giá trị gia tăng của quốc dân thuần tuý được phân phối trong nước NVA :

NVAt = Ot - (MIt + Dt + RPt)

Để đánh giá thực sự đóng góp cả dự án vào nền kinh tế quốc dân thì phải căn cứ vào giá trị gia tăng quốc dân thuần tuý NVA. Vì vậy, trong thực tế đánh giá dự án chỉ tiêu này được coi và viết là giá trị gia tăng (NVA = VA)

67

- Giá trị gia tăng trực tiếp do dự án tạo ra (như cơng thức tính tốn trên)

- Giá trị gia tăng gián tiếp được tạo ra ở các dự án khác có mối quan hệ kinh tế về cơng nghiệp với dự án đang có xem xét.

Về nguyên tắc, việc đánh giá dự án đầu tư phải căn cứ vào giá trị gia tăng toàn bộ (trực tiếp + gián tiếp). Nếu giá trị gia tăng gián tiếp q bé hoặc khó xác định thì bỏ qua.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)