Các bất trắc, rủi ro về điều kiện địa chất – tự nhiên: Bao gồm các điều kiện về địa chất mỏ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 70 - 71)

như: sự phân bố không gian của các thân quặng, hàm lượng quặng, chất lượng sản phẩm, chiều dày tầng sản phẩm, đặc điểm của đất đá vây quanh, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình…mà trong khi thiết kế khai thác khơng lường hết được. Ngồi ra cịn phải kể đến các rủi ro do thiên tai đây ra như bão, lụt, hoả hoạn.

Trong ngành công nghiệp mỏ, do việc nghiên cứu địa chất được tiến hành nhiều giai đoạn nên mức độ rủi ro được giảm dần theo từng giai đoạn.

Ví dụ, trong ngành dầu khí, mức độ rủi ro cao nhất ở giai đoạn tìm kiếm thăm dị -> giai đoạn nghiêm cứu khả thi và khai thác thử công nghiệp -> giai đoạn xây dựng và thiết kế khai thác mỏ và đến giai đoạn khai thác mỏ đã giảm thiểu một cách đáng kể.

Các số liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ rủi ro trong giai đoạn tìm kiếm thăm dị là lớn nhất và không giống nhay ở các khu vực khác nhau, ở các loại khoáng sản khác nhau trên thế giới. Hiện nay, trong khoan tìm kiếm thăm dị dầu khí xác suất thành cơng trung bình trên thế giới là 1/10 (10 lỗ khoan thăm dị thì 1 lỗ gặp dầu), ở vùng biển Bắc là 1/104 còn ở Việt Nam là 1/20; trong tìm kiếm thăm dị khống khoản rắn số liệu chung cho thấy chỉ 1/200 biểu hiện quặng có triển vọng cơng nghiệp.

Để khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra do các nguyên nhân bất trắc rủi ro người ta đưa ra một số phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc và rủi ro như sau:

70

4.3.2. Các phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc rủi ro a. Phương pháp ước lượng a. Phương pháp ước lượng

Là phương pháp được áp dụng để đánh giá độ bất trắc của dự án.

Theo phương pháp này, trong một dự án các nhà đầu tư đưa ra một “cái ngưỡng” của các chỉ tiêu, thường chọn chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR.

Ngưỡng này (rmin) thường được tính bằng lãi suất bình qn vay vốn trên thị trường vốn cộng thêm một lượng khoảng 4%, 5%, …10% tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư làm biên độ an toàn cho dự án.

Rmin = r + r’ (r’ = 4%, 5%,...10%)

r’: Biên độ an toàn của dự án

Nếu dự án nào có IRR >= rmin mới được chấp nhận.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trên thị trường vốn của dự án X là 12% năm và các nhà đầu tư nhận định là cần phải có biên độ an tồn là 5% thì theo phương pháp này dự án chỉ có thể chấp nhận khi

IRR >= 12% + 5% = 17%

Cách tính như trên mang tính chất về ước lượng kinh nghiệm và chưa hồn tồn chính xác đối với từng lĩnh vực đầu tư cụ thể.

* Chú ý:

Trường hợp đặc biệt của phương pháp này là khi dự báo khá chắc chắn nền kinh tế có lạm phát xảy ra thì tiến hành tính tốn rmin theo cơng thức:

rmin = (1+f)(1+r) - 1

Trong đó:

f: mức lạm phát (hệ số)

r: Mức lãi vay vốn bình quân trên thị trường của dự án (hệ số)

Ví dụ: Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát đều trung bình là 5% năm, dự án đầu tư trong nền kinh tế này vay vốn với lãi suất 10% năm thì:

rmin = (1+0,05)(1+0,1) – 1 = 0,155 tương đương với 15,5%

Hoặc cách xử lý khác là cho các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án liên quan đến giá trượt giá theo thời gian đúng bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Tiến hành tính tón chỉ tiêu NPV và IRR theo dòng tiền đã điều chỉnh này và đánh giá theo đúng nguyên tắc sử dụng từng chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý dự án đầu tư - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)