71
Là phương pháp đánh giá tác động của sự bất trắc đối với các khoản đầu tư bằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi thế nào khi các biến số đầu vào và đầu ra bị thay đổi.
Các tham số điển hình thường được dùng làm biến số thay đổi trong đánh giá dự án gồm: khoản đầu tư ban đầu, giá bán, chi phí vận hành, thời gian hoạt động dự án…Các biến số này thay đổi bất kỳ, ảnh hưởng đến kết quả tính tốn các chỉ tiêu đánh giá. Tỷ lệ thay đổi của chi tiêu đánh giá lớn hay nhỏ khi có sự thay đổi tỷ lệ giá trị của từng biến số thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến số đó mạnh hay yếu hay thể hiện biến số đó quan trọng hay khơng quan trọng khi đánh giá dự án. Có 2 cách phân tích độ nhạy như sau:
*Phân tích độ nhạy đơn giản:
Để phân tích cần tiến hành qua các bước
+ Bước 1: Chọn các biến số điển hình (tác động mạnh đến dự án) để phân tích.
+ Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy đơn biến số tức là xem xét sự biến đổi của chỉ tiêu cần đánh giá sẽ thấy thay đổi thế nào so với giá trị phỏng đoán tốt nhất khi cho một biến số nào đổ thay đổi ở các mức độ khác nhau ( ví dụ các mức: -30%, -20%, -10%, 0, 10%, 20%, 30%,…). Quá trình được làm tương tự với các biến số khác. Kết quả tính tốn cho phép nhận định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng biến số tới chỉ tiêu cần đánh giá.
+ Bước 3: Tiến hành tập hợp tất cả các biến số ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá thành dãy số liệu theo thứ tự từ nhân tố ảnh hưởng mạnh đến nhân tố ảnh hưởng yếu và ước đoán mức biến thiên của từng biến ở mức nhiều nhất là bao nhiêu % (thường dựa vào số liệu thống kê và dự báo)
+ Bước 4: Kết hợp tình huống đồng thời các biến số biến thiên sẽ cho kết quả tốt nhất hoặc tồi nhất so với giá trị mong đợi dự kiến để tiến hành tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án tương ứng.
Phương pháp này sẽ làm cho việc quyết định đầu tư dễ dàng hơn đối với các trường hợp khi:
- Một dự án tỏ ra thoả đáng thậm chí cả khi gặp phải tình huống bi quan hoàn toàn được chấp nhận.
- Một dự án tỏ ra khơng thoả đáng cả khi gặp tình huống lạc quan thì khơng thể chấp nhận - Một dự án tỏ ra không thoả đáng cả khi gặp tình huống lạc quan và mong đợi dự kiến, nhưng lại tồi với tình huống bi quan nên để nghiên cứu thêm về xác suất xảy ta các rủi ro bất trắc liên quan để đưa ra một quyết định có ý nghĩa.
72
Nếu xác suất xảy ra được gắn với các mức khác nhau của từng biến số ảnh hưởng thì phương pháp phân tích độ nhạy được gọi là phân tích độ nhạy xác suất.
Việc phân tích độ nhạy xác suất được dựa theo phỏng đoán Monte Carlo. So với phương pháp trên, các giá trị để mô tả các biến động khơng định lượng chính xác bằng các ước tính đơn giản mà là một miền giá trị và các kết quả tính tốn các chỉ tiêu đánh giá thu được cũng như là một miền giá trị trong đó các kết quả biến thiên như là một hàm về xác suất xảy ra xung quanh một kết quả mong đợi nhất. Việc phân tích này giúp cho các nhà đầu tư có được cảm giác chắc chắn hơn, chính xác hơn về tác động của rủi ro và bất trắc đến kết quả phân tích kinh tế.
Để tiến hành phương pháp phân tích độ nhạy xác suất, ta làm như sau:
+ Bước 1: Tính tốn xác suất xảy ra của từng biến số ảnh hưởng tương ứng tới từng khoảng giá trị của biến số đó. Từ đó, vẽ biểu đồ phân bố tần suất của chúng, trong đó trục hoành biểu diễn giá trị của biến số và trục tung biểu diễn xác suất xảy ra tương ứng. Dạng của đồ thị có thể là hình chng, bậc thang…nhìn chung biểu đồ thường có dạng hình Mot. Qua biểu đồ phân bố tần suất, ta có thể có những nhận định chung về xác suất biến thiên và mức độ bất trắc của từng nhân tố ảnh hưởng, những nhân tố có đường biểu diễn trải dài, thoải (hình 4-3) thể hiện độ bất trắc lớn hơn so với những nhân tố có đường biểu diễn cao, nhọn, hẹp (hình 4-4). Bởi vì, hình dạng của các đường phân bố này được quyết định mởi bản chất của các biến số mà chúng mơ tả.
Để có được kết quả phân tích tốt thì trong bước này địi hỏi các ước tính về các miền giá trị có thể xảy ra của các biến số phải dựa trên cơ sở những kinh nghiệm của người phân tích và các thơng tin dự tốn về mức độ và miền biến thiên của các biến số trong điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhất định.
+ Bước 2: Khi đã có các biểu đồ phân bố tần suất của những tham số ảnh hưởng sẽ áp dụng mơ hình Monte Carlo bằng cách chọn các giá trị ngẫu nhiên của từng biến nhân tố ảnh hưởng nằm trong miền giới hạn đã xác định tương đối trên biểu đồ của chúng để tính các chỉ tiêu đánh giá dự án. Tương ứng với nó ta tính được xác suất của các chỉ tiêu này = tích các xác suất xuất hiện các giá trị nhân tố ảnh hưởng đã được lựa chọn. Thực hiện thiết lập lại công việc này khoảng 100 đến 1000 lần sẽ cho ta phép đưa ra bảng giá trị các chỉ tiêu đánh giá và xác suất xuất hiện, đồng thời vẽ được biểu đồ phân bố tần suất của chúng. Do biểu đồ tần suất của các biến số nhân tố ảnh hưởng là đơn Mot. Trong một số trường hợp xuất hiện đa Mot là do số lần thử của chúng ta chưa đủ lớn. Để thực hiện phép thử này người ta thường áp dụng phần mềm Crystal Ball hiển thị trên màn hình Excel.