3.1.5 .Nguồn nhân lực của công ty
4.2. Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường
4.2.2. Giải pháp từ phía Nhà nước
4.2.2.1.Hồn thiện chính sách kinh tế đối ngoại hướng mạnh về xuất khẩu
Ngày nay, Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia nhiều các tổ chức quốc tế và hiệp hội, ký kết nhiều các hiệp định thương mại, dẫn đến sự phát triển mạnh hoạt động mua bán quốc tế đồng thời kéo theo hoạt động giao nhận phát triển. Để mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh giao hàng bằng đường biển
của cơng ty nói riêng và hoạt động logistics của quốc gia nói chung: Nhà nước cần tăng cường phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại thơng qua chủ trương đường lối và chính sách cụ thể. Đảm bảo ổn định về chính trị, kinh tế, giữ vững bầu khơng khí hịa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực và thế giới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để hoạt động ngoại thương phát triển, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng ổn định cho hoạt động giao nhận.
4.2.2.3.Xây dựng hệ thống pháp luật thơng thống, đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Theo như cam kết và lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics, Chính phủ Việt Nam và các Bộ, Ngành quản lý đã có những động thái tích cực: hàng loạt các quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế... trong đó đặc biệt các quy hoạch về giao thơng vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy, các cảng khô, khu logistics... đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời. Đồng thời ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020 và đặc biệt là đổi mới trong lĩnh vực hải quan: điện tử hóa hải quan và hải quan một cửa được triển khai.
Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics chưa đủ mạnh, chưa tạo lập một thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần, chưa kể là thiếu chính sách nhằm ni dưỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ logistics. Cho đến nay, hoạt động logistics vẫn chưa hề được điều chỉnh bởi một bộ luật riêng nào mà vẫn đang nằm trong sự điều chỉnh phân tán của nhiều bộ luật khác nhau và chịu sự quản lý của nhiều ban ngành khác nhau.
Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 2018 về dịch vụ logistics, xây dựng hệ thống luật, quy định và bộ tiêu chuẩn cho ngành logistics để nâng cao sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đặc biệt là khuyến khích sự phát triển của ngành logistics.
4.2.2.4.Hiện đại hóa hải quan và các thủ tục thông quan khác
Việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật hải quan là một yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thơng thống, đơn giản, gọn nhẹ, tránh rườm rà gây khó khăn và chậm chễ cho
việc thơng quan hàng hóa, ảnh hưởng đến hợp đồng giao hàng cũng như chất lượng của dịch vụ logistics.
Áp dụng công nghệ thông tin vào thủ tục hải quan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics, giảm thời gian và chi phí trong làm thủ tục, tạo điều kiện cho thơng quan hàng hóa. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần hỗ trợ ngành Hải quan xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu từ Tổng cục Hải quan tới Chi cục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử. Cần có các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực ứng dụng các phần mềm quản lý và thực thi các thủ tục hải quan qua việc tuyển dụng cán bộ, đào tạo tập huấn ccho cán bộ hải quan.
4.2.2.5.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam dù đã được cải thiện và nâng cấp trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Do vậy, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là một nhiệm vụ cấp bách cần được tập trung ưu tiên đầu tư. Đặc biệt với vận tải biển cần nâng cấp các cảng hiện tại, tập trung đầu tư hiện đại hóa một số cảng chính như cảng TP Hồ Chí Minh, cảng Hải Phòng; đầu tư vào các cảng nước sâu, các cụm cảng nước sâu về thiết bị bốc dỡ, điều tiết hoạt động ra vào cảng…để hoạt động giao hàng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
4.2.2.6.Nâng cao hoạt động của Cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Công chức Hải quan phải hướng dẫn cụ thể, công khai mọi thủ tục Hải quan để doanh nghiệp biết và làm đúng. Khi được phân bổ nhiệm vụ, công chức Hải quan cần làm việc nhanh chóng để đảm bảo tiến độ công việc giúp doanh nghiệp xuất hàng, nhận hàng trong thời gian ngắn nhất tránh để lưu kho lưu bãi làm tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng một bộ phận chuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Hải quan để tránh tình trạng tham ơ tham nhũng.
KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội để các cơng ty giao nhận vận tải quốc tế tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngồi nước. Để có thể tồn tại và phát triển địi hỏi các cơng ty phải khơng ngừng học hỏi, hồn thiện các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Công ty Dương Minh chi nhánh Hà Nội là một cơng ty có thế mạnh về giao nhận vận chuyển bằng đường biển nói chung và giao hàng xuất khẩu bằng đường biển nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mở cửa và thời kỳ kinh tế thị trường khốc liệt như ngày nay, hàng loạt các công ty logistics ra đời với những lợi thế cạnh tranh đa dạng thì cơng ty Dương Minh chi nhánh Hà Nội phải không ngừng hồn thiện các quy trình nghiệp vụ của mình, đặc biệt là quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa trên thị trường.
Trong thời gian thực tập tại công ty Dương Minh chi nhánh Hà Nội bằng vốn kiến thức được đào tạo bài bản tại trường Đại học Thương Mại và cơ hội tham gia trực tiếp vào quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty, tôi đã quyết định nghiên cứu quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty nhằm đưa ra những đánh giá xác đáng và đóng góp những giải pháp của mình vì mục tiêu hồn thiện hơn nữa quy trình nghiệp vụ này của cơng ty. Hi vọng các giải pháp tơi đề xuất có thể phần nào giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và sự phát triển chung của công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014-2017, Phịng kế tốn, Cơng ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Dương Minh chi nhánh Hà Nội.
2. Báo cáo tài chính năm 2014, Phịng kế tốn, Cơng ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Dương Minh chi nhánh Hà Nội.
3. Báo cáo tài chính năm 2015, Phịng kế tốn, Cơng ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Dương Minh chi nhánh Hà Nội.
4. Báo cáo tài chính năm 2016, Phịng kế tốn, Cơng ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Dương Minh chi nhánh Hà Nội.
5. Báo cáo tài chính năm 2017, Phịng kế tốn, Cơng ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Dương Minh chi nhánh Hà Nội.
6. Đặng Đình Đào (2013), “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học cơng nghệ Việt Nam, số 6 năm 2013.
7. Đồn Thị Hồng Vân (2010), Logistics – Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
8. Nguyễn Hồng Đàm (Chủ biên), Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.