Thang điểm Wexner đánh giá chức năng cơ thắt hậu môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 53 - 54)

Tần suất

Loại khơng kiểm sốt Không Hiếm khi Đôi khi Thường Luôn

bao giờ xuyên luôn

Phân đặc 0 1 2 3 4

Phân lỏng 0 1 2 3 4

Hơi 0 1 2 3 4

Mặc bỉm 0 1 2 3 4

Thay đổi lối sống 0 1 2 3 4

Trong đó:

Khơng bao giờ: khơng có; hiếm khi: <1 lần/tháng; Đơi khi: < 1 lần/tuần và > 1 lần/tháng;

Thường xuyên: <1 lần/ngày và >1 lần/tuần; Luôn luôn: >1 lần/ngày.

Đánh giá: 0 điểm: hoàn hảo; 20 điểm: hồn tồn khơng tự chủ.

Trong nghiên cứu của Michael và cs (1993) đã ghi nhận sự thay đổi áp suất trong ống hậu môn sau phẫu thuật cắt trực tràng trước thấp (LAR: Low anterior resection of the rectum) giảm hơn so với những trường hợp được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng sigma. Trong khi đó, áp suất trong trực tràng lại cao hơn ở những BN phẫu thuật cắt trực tràng trước thấp so với trường hợp phẫu thuật cắt đoạn trực tràng. Vì vậy, chênh lệch giữa áp suất trong ống hậu mơn và áp suất trực tràng ở những BN phẫu thuật LAR thấp hơn những BN phẫu thuật cắt đoạn trực tràng 86.

*Rối loạn chức năng bàng quang:

Rối loạn chức năng bàng quang sau mổ là một biến chứng thường gặp sau những can thiệp vào tiểu khung. Đặc biệt nó thường xuyên xảy ra ở những BN sau phẫu thuật UTBMTT có kèm theo TME. Đặc điểm niệu động

học của tổn thương thần kinh được xác định bởi tình trạng giảm đáp ứng của bàng quang, trương lực cổ bàng quang.

Tổn thương các nhánh thần kinh cùng chi phối tạng trong q trình phẫu tích giải phóng trực tràng và MTTT có thể dẫn đến giảm sự nhạy cảm của bàng quang. Như một hệ quả, bệnh nhân có thể gặp rối loạn chức năng tiểu tiện, rỉ nước tiểu không tự chủ và mất cảm giác đầy bàng quang. Theo Sterk và cs (2005), khả năng phục hồi tổn thương rối loạn chức năng bàng quang có khoảng 90% được cải thiện sau phẫu thuật 6 tháng và 10% các trường hợp rối loạn chức năng bàng quang được cải thiện sau 6 tháng kể từ khi phẫu thuật 91. Nghiên cứu của Breulink (2008) chỉ ra cắt toàn bộ MTTT nội soi là yếu tố nguy cơ gây thay đổi chất lượng cuộc sống do các triệu chứng rối loạn bàng quang gây ra 92.

Đánh giá chức năng bàng quang dựa theo bộ câu hỏi IPSS (International Prostate Symptom Score) gồm 7 câu hỏi chia thành các mức độ như sau 93:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w