Lịch sử và các khái niệm về diện cắt chu vi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 40 - 41)

1.3. Nghiên cứu về diện cắt chu vi trực tràng

1.3.1.Lịch sử và các khái niệm về diện cắt chu vi

Năm 1986, Quirke và cộng sự tại đại học Leeds - Vương quốc Anh, trong nghiên cứu phân tích 52 bệnh phẩm được phẫu thuật ung thư trực tràng, đã đưa ra khái niệm xâm lấn diện cắt bên (lateral resection margin) khi đo khoảng các u, hạch gần nhất đến diện cắt ≤ 12mm. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ là 85% ở nhóm bệnh nhân có xâm lấn diện cắt bên và 3% ở nhóm bệnh nhân không bị xâm lấn. Bài báo được đăng trên tạp chí Lancet

(11/1986) 6. Trước đó, năm 1982, Heald và cộng sự đã mơ tả kỹ thuật phẫu thuật cắt tồn bộ mạc treo trong ung thư trực tràng giúp giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ 53. Tiếp theo sau Quirke, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của CRM, nhưng khoảng cách đo thực cho đánh giá này thì vẫn cho rõ ràng 54,55.

Năm 1994 – 1996, 2 nhóm nghiên cứu của Adam (1994) và de Haas- Kock, đã chứng minh rằng nguyên nhân chủ yếu gây tái phát tại chỗ ở bệnh nhân phẫu thuật triệt căn ung thư tràng là do phẫu tích khơng tồn vẹn lấy bỏ thành bên trực tràng. Ngoài ra, các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ tái phát tại chỗ giảm đáng kể ở nhóm bệnh nhân khơng có tế bào ung thư > 1mm so với diện cắt chu vi ở các bệnh phẩm sau mổ 10.

Trong bảng phân loại TNM của Sobin và Wittekind (2002) đã bổ sung thêm bảng phân loại R0, R1, R2 với R1 là còn tế bào ung thư ở mặt vi thể được xác định là u, hạch di căn xâm lấn diện cắt chu vi theo Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế 10.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diện cắt chu vi bằng cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh trong điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô trực tràng (Trang 40 - 41)