Quản lý thương nhân và điều kiện kinh doanhxăng dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanhxăng dầu

1.2.2. Quản lý thương nhân và điều kiện kinh doanhxăng dầu

Kinh doanh xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mặt khác, xăng dầu là nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế và dân sinh, song đây lại là mặt hàng dễ cháy nổ, nếu không đảm bảo các điều kiện an toàn. Kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và để được phép kinh doanh trong lĩnh vực này các doanh nghiệp đều phải đáp ứng điều kiện kinh doanh xăng dầu nhất định.

Ở Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực này phải đáp ứng được các điều kiện quy định của Nhà nước. Để quản lý có hệ thống và kiểm soát chặt chẽ các chủ thể kinh doanh Xăng dầu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu.

Một thực tế đang diễn ra là hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đều hình thành hệ thống các tổng đại lý và đại lý bán lẻ riêng của mình. Trong khi họ vẫn là nhà cung cấp cho các đại lý tư nhân khác. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng triệt tiêu cạnh tranh về giá giữa các đại lý bán lẻ xăng dầu vì nếu họ cạnh tranh trực tiếp với các đại lý của doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp xăng dầu cho họ thì dễ gặp phải những bất lợi trong việc mua xăng dầu từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng thường lập các đại lý ở những địa điểm có lợi thế về địa lý để kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệp/đại lý tư nhân thường chỉ có thể tiến hành kinh doanh ở những khu vực xa trung tâm và được coi là những thịtrường mà các doanh nghiệp nhập khẩu chưa

quan tâm đến. Điều này một lần nữa lại hạn chế cạnh tranh và sự phát triển của thị trường này.

Các hoạt động Quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh xăng dầu:

- Cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu:

Các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu và các doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu phải tuân thủ các điều kiện quy định tại các Điều 7,13,14 và 15 tại nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ. Bộ Cơng Thương có trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối. Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định các vị trí được phép chuyển tải, sang mạn xăng dầu; chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam khơng có khả năng tiếp nhận trực tiếp do cơ quan cảng vụ quy định. Sở Công thương tại các Tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các doanh nghiệp phân phối xăng dầu. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC do Cơ quan cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ trực thuộc Sở Công an các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thẩm duyệt.

- Nhập khẩu xăng dầu:

Các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định được quyền nhập khẩu hoặc mua trong nước nguyện liệu để pha chế xăng dầu. Việc nhập khẩu nguyên liệu phải theo kế hoạch đã đăng ký sau khi được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu của thương nhân.

Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong

nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao. Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương điều chỉnh mức nhập khẩu tối thiểu đã giao cho các thương nhân.

- Xuất khẩu, tạm nhập tái xuất Xăng dầu:

Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu. Chỉ có thương nhân sản xuất xăng dầu được xuất khẩu và gia công xuất khẩu xăng dầu. Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu.

- Quản lý các điều kiện đối với phương tiện vận tải xăng dầu:

Việc quản lý khối phương tiện vận tải đường sông, biển tham gia kinh doanh xăng dầu là vấn đề rất lớn và cấp bách do tư nhân tham gia vận tải ngày càng nhiều; nhưng do không nắm được kỹ thuật xăng dầu, an tồn phịng cháy nổ, cũng như kiến thức về môi trường nên rất dễ gây cháy nổ tại bến neo đậu hoặc tại địa điểm giao hàng.

Việc quy định chi tiết hơn về các đối tượng, yêu cầu thiết kế, địa điểm kinh doanh cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ cho thấy u cầu đặt ra ngày càng cao đối với các điều kiện kinh doanh xăng dầu, nhằm tạo ra một thị trường xăng dầu gồm các đối tượng kinh doanh từ quy mô nhỏ, đến quy mơ tài sản lớn đều phải có trình độ kỹ thuật tiên tiến, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh phải đảm bảo an toàn phịng cháy nổ, vệ sinh mơi trường, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn và sức khỏe để thực thi nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 42 - 44)