Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanhxăng dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 47 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanhxăng dầu

1.2.4. Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanhxăng dầu

Nội dung tiếp theo trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu là việc hướng dẫn các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với các doanh nghiệp KDXD, người tham gia/ hay nhà phân phối theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo… Công việc chủ yếu của công tác này là thanh tra, kiểm tra vấn đề cấp phép kinh doanh (có đúng quy định của pháp luật khơng, có phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - thương mại và xã hội không…); thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước về KDXD, việc vận hành kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp KDXD và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, xã hội đối với Nhà nước. Quản lý, kiểm sốt chất lượng xăng dầu, cơng bố hợp chuẩn, hợp quy.

Chất lượng sản phẩm hàng hóa liên quan đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và thậm chí cả khâu tiêu dùng, tiếp tục giới thiệu sản phẩm sau khi tiêu dùng. Đối với mặt hàng xăng dầu thì chất lượng được nhìn nhận qua 2 khía cạnh là chất lượng của sản phẩm xăng dầu và chất lượng của q trình cung ứng sản phẩm. Cơng việc của Nhà nước trong kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm là để đảm bảo chất lượng của sản phẩm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm thực tế đúng với tiêu chuẩn đăng ký và được công nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Công việc của các cơ quan quản lý Nhà nước là phải kiểm tra, đo lường và kiểm định chất lượng đối với từng sản phẩm xăng đầu, kiểm soát về giá và đồng hồ đo đếm khối lượng xăng dầu bán ra tới người tiêu dùng. Kiểm tra, đánh giá các điều kiện kinh doanh và cơ sở hạ tầng thương mại hợp chuẩn. Kiểm tra, đo lường việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, công bố hợp quy và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm hàng hóa.

Trong nội dung quản lý này có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan đến vấn đề này: Bộ quản lý khoa học & công nghệ, Bộ Y tế, Bộ quản lý kinh tế (thương mại), các Bộ quản lý ngành sản xuất hàng hóa, dịch vụ, xây dựng… cũng như các cơ quan ở cấp địa phương

Đơn vị thực hiện việc thanh tra, kiểm tra có thể riêng biệt, chun ngành hay liên ngành, hoặc cũng có thể hình thành theo từng sự vụ. Hoạt động thanh tra có sự phối hợp lực lượng chức năng của Trung ương và địa phương trong những trường hợp cần thiết và cần quan tâm phối hợp liên ngành tại địa phương. Sau các hoạt động thanh tra, kiểm soát, các cơ quan phải lập báo cáo, đề xuất hướng điều chỉnh, giải quyết và công bố thông tin về các vi phạm của các doanh nghiệp KDXD, người tham gia/ nhà phân phối cũng như đưa ra các cảnh báo đối với người tiêu dùng - khách hàng của các doanh nghiệp KDXD.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 47 - 48)