Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanhxăng dầu và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kinh doanhxăng dầu và

dầu và kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường xăng dầu

Bao gồm các yếu tố như cung và cầu về các sản phẩm xăng dầu, trong đó đặc biệt chú ý tới nhu cầu tiêu dùng nội địa, nhu cầu dự trữ đảm bảo an ninh năng lượng, nhu cầu phát triển, khả năng khai thác, chế biến, phân phối các sản phẩm xăng dầu ở trong nước.

Thị trường thế giới và biến động của thị trường xăng dầu thế giới: xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, là đầu vào cho các ngành khác, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia, tuy nhiên cung cầu và giá cả thị trường xăng dầu thế giới lại chịu tác động của rất nhiều các nhân tố như chính trị, an ninh, chiến tranh, khủng hoảng tài chính… Hiện nay Chính phủ của các quốc gia đều có xu hướng “thả nổi” giá xăng dầu theo biến động giá của thị trường thế giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế điều hành và can thiệp của các Chính phủ và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.

Sản xuất và chế biến xăng dầu là q trình lọc dầu, chuyển hóa dầu thơ và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. Nguyên liệu để sản xuất và chế biến xăng dầu gồm: dầu thơ, condensate, xăng có chỉ số octan cao, refomate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác.

Các yếu tố liên quan đến năng lực và vị thế của ngành xăng dầu: trong nhóm yếu tố này cần xem xét tới các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, vị thế tương quan của ngành xăng dầu với các ngành kinh tế xã hội khác trong phạm vi quốc gia.

1.3.1.2. Nhận thức về QLNN đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp

Chính phủ các nước có các biện pháp và chính sách can thiệp, tác động vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua sử dụng các công cụ quản lý như pháp luật, chính sách, sử dụng cơng cụ thuế và phi thuế quan, thực hiện chính sách bảo hộ đối với ngành xăng dầu… Nhà nước cịn đóng vai trị điều tiết thị trường, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phúc lợi chung, an ninh, an toàn, đảm bảo an ninh năng lượng và các vấn đè quan trọng khác.

Hoạt động phân phối hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó nhà sản xuất tự mình hoặc thơng qua trung gian thương mại luân chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đổi lại, trung gian thương mại nhận được một khoản tiền lời từ hoạt động đó. Phân phối xăng dầu là hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động trực tiếp bán buôn, bán lẻ và qua hệ thống đại lý, tổng đại lý.

Hệ thống phân phối hàng hóa là hệ thống được thiết lập trên cơ sở các phần tử tham gia và q trình phân phối hàng hóa và mối quan hệ giữa các phần tử đó. Như vậy, hệ thống phân phối hàng hóa là hệ thống phân phối được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cá thể, cá nhân cùng tham gia vào q trình đưa hàng hóa từ nguồn hàng, hoặc nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Có nhiều hình thức thiết lập hệ thống phân phối, từ số lượng thành viên tham gia vào hệ thống có thể chia thành các loại kênh phân phối sau:

+ Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh phân phối khơng có hoặc chỉ có một trung gian thương mại. Trong đó, nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đưa trực tiếp hàng hóa đến tay khách hàng hoặc thơng qua các nhà đại lý bán lẻ đưa đến tay khách hàng.

+ Kênh phân phối gián tiếp: Là kênh phân phối có ít nhất 2 trung gian thương mại. Trong đó, hàng hóa từ tay nhà sản xuất hoặc nhập khẩu đi qua nhà bán buôn, nhà môi giới mới tới tay nhà bán lẻ và tới tay khách hàng.

Do đặc điểm của sản phẩm xăng dầu là dễ cháy nổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người và tài sản, việc bảo quản, dự trữ, vận chuyển… phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ và những điều kiện khác về môi trường… nên các

nước đều qui định xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Ở Việt Nam, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thương mại về các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo Nghị định này, hàng hóa kinh doanh có điều kiện được hiểu là loại hàng hóa chỉ được kinh doanh khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm các điều kiện về tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật… Các điều kiện cụ thể được cơ quan quản lý quy định riêng đối với từng mặt hàng.

Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu, bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập khẩu xăng dầu, nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu, kho xăng dầu, phương tiện vận tải xăng dầu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Hệ thống đại lý xăng dầu là một bộ phận của hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối bao gồm: các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trực tiếp bán xăng dầu cho các hộ công nghiệp và cung ứng xăng dầu cho các đại lý, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trực thuộc doanh nghiệp hoặc trực thuộc các đơn vị trên. Hệ thống đại lý xăng dầu bao gồm các tổng đại lý và đại lý bán lẻ xăng dầu cho người tiêu dùng.

1.3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

Nhìn chung, triển vọng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn một tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của mạng lưới xăng dầu theo hướng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Cụ thể:

+ Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội một địa phương, trong các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh thông thường sẽ ở mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhu cầu vận chuyển cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sẽ gia tăng ở mức độ cao trong thời quy hoạch. Do đó, nhu cầu gia tăng các loại phương tiện vận tải, nhất là loại có tải trọng nhẹ sẽ khá cao ở khu vực nông thôn.

+ Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch cho thấy: một là, sẽ kéo theo sự gia tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển

trên và qua địa bàn tỉnh do các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra trên địa bàn có khối lượng lớn và các cửa khẩu sẽ thu hút số lượng hàng hoá qua địa bàn tỉnh; hai

là, làm tăng khối lượng hàng hoá luân chuyển do quá trình mở rộng phạm vi tiêu

thụ và thu hút nguồn hàng của các cơ sở công nghiệp trong tỉnh.

+ Đối với lĩnh vực dịch vụ, triển vọng phát triển du lịch của tỉnh cũng sẽ kéo theo sự gia tăng khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển, cũng như sự gia tăng số lượng phương tiện vận chuyển hành khách trên địa bàn.

+ Triển vọng cải thiện điều kiện giao thông thuỷ, bộ và hàng không trên địa bàn tỉnh cung sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự gia tăng các phương tiện vận tải trên và qua địa bàn.

1.3.1.4. Mức độ cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu cũng sẽ thay đổi theo hướng giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Đồng thời, các qui định về điều kiện tham gia kinh doanh xăng dầu cũng trở nên minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện được tham gia kinh doanh xăng dầu. Do đó, số lượng và cơ cấu các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu sẽ thay đổi theo hướng cạnh tranh hơn cả trong khâu bán buôn và bán lẻ.

1.3.1.5. Điều kiện tham gia kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

+ Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ cao làm tổn hại đến mơi trường. Do đó, các điều kiện kinh doanh xăng dầu liên quan đến vấn đề bảo vệ mơi trường sẽ địi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng đến yêu cầu trang bị máy móc nhằm làm giảm thiểu tác động ơ nhiễm.

+ Q trình đơ thị hố trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Cùng với xu hướng đó, vấn đề an tồn trong kinh doanh xăng dầu và an tồn tại các điểm dân cư cũng sẽ địi hỏi cao hơn về sự an toàn của các điểm bán lẻ xăng dầu.

+ Quá trình gia tăng lượng tiêu thụ cũng như khối lượng tiêu thụ xăng dầu bình quân theo ngày của các điểm bán trên địa bàn tỉnh, cũng đòi hỏi năng lực dự trữ xăng dầu cho lưu thông của các điểm bán cao hơn như: cách thức dự trữ, qui mô dự trữ tối đa, khoảng cách cần thiết giữa kho dự trữ và máy bán hàng, các qui định về tiêu chuẩn công nghệ của kho dự trữ xăng dầu…

1.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp và điểm kinh doanh xăng dầu

Quy mô nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên do sự gia tăng số lượng phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách, cũng như số lượng phương tiện giao thông cá nhân và sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các cơ sở sản xuất trong tỉnh.Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thơng trong tỉnh, q trình phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp theo quy hoạch sẽ tạo điều kiện hạ tầng và điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc hình thành các điểm bán xăng dầu.

Mơi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng với quá trình phát triển năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh sẽ làm gia tăng số lượng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp, điểm kinh doanh xăng dầu nói riêng. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp và điểm kinh doanh xăng dầu cũng sẽ chịu sự tiết chế cả về phương diện thị trường (do gia tăng tính cạnh tranh) và phương diện quản lý của Nhà nước (những qui định về điều kiện kinh doanh xăng dầu).

1.3.2.2. Vị trí của các điểm bán lẻ xăng dầu

Trong mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay, vị trí của các điểm kinh doanh có thể sẽ phải thay đổi do ảnh hưởng của những yếu tố sau:

- Yêu cầu mở rộng kinh doanh của chính các điểm kinh doanh, nhưng bị giới hạn bởi diện tích q nhỏ hẹp sẽ khơng thể đáp ứng được sự gia tăng nhanh về lưu lượng người và phương tiện giao thông.

- Việc thực hiện qui hoạch giao thông, qui hoạch phát triển đô thị, công nghiệp và qui hoạch dân cư sẽ làm nảy sinh yêu cầu di chuyển những điểm kinh doanh nằm trong hành lang an toàn của các tuyến đường giao thơng, cự ly an tồn đối với các khu dân cư.

- Sự cải thiện về điều kiện giao thông, đặc biệt là các tuyến đường quốc lộ theo đúng quy chuẩn sẽ làm thay đổi tính hợp lý về khoảng cách giữa các điểm bán lẻ xăng dầu hiện nay cũng như các điểm mới hình thành.

1.3.2.3. Quy mô điểm bán xăng dầu

Xu hướng mở rộng qui mô của các điểm kinh doanh xăng dầu sẽ diễn ra đồng thời với xu hướng gia tăng số lượng các điểm bán do chịu sự qui định của các yếu tố sau:

- Sự gia tăng qui mơ và tính tập trung hố của nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời kỳ qui hoạch.

- Sự gia tăng khoảng cách giữa các cửa hàng, điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh do tốc độ lưu thông của các phương tiện giao thông tăng lên và yêu cầu đảm bảo tốc độ giao thông.

- Yêu cầu nâng cao qui mô tiêu thụ nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chính các điểm kinh doanh xăng dầu

- Việc cải tạo nâng cấp tồn bộ hệ thống giao thơng trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra trong thời kỳ quy hoạch.

1.3.2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các điểm kinh doanh xăng dầu

- Tính cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.

- Các qui định của Nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái và an tồn phịng chống cháy nổ đối với chủ thể khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

- Chính sách tự do hố thương mại, cùng với những xu hướng chuyển giao công nghệ ngày càng nhanh hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhập khẩu thiết bị và công nghệ phục vụ quá trình kinh doanh xăng dầu.

Cùng với xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh, các điểm kinh doanh xăng dầu cũng sẽ có xu hướng mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt kinh doanh dịch vụ phục vụ khách hàng.

- Với sự gia tăng số lượng phương tiện và khối lượng hành khách vận chuyển trên và qua địa bàn tỉnh, các cửa hàng xăng dầu không chỉ chú trọng đến việc cung cấp xăng dầu cho phương tiện, mà còn chú trọng kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho hành khách.

- Với sự gia tăng số lượng và chủng loại phương tiện giao thơng và các máy móc sử dụng xăng dầu, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế phụ tùng của các chủ phương tiện cũng gia tăng. Do đó, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có cơ hội để phát triển các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện giao thông và các loại máy móc khác.

- Để đảm bảo an tồn phịng chống cháy nổ đối với mặt hàng gas và khí hố lỏng, các cửa hàng bán gas và khí hố lỏng sẽ khơng cịn tồn tại trong các cửa hàng nằm trong khu dân cư như hiện nay nữa, xu hướng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu sẽ mở rộng kinh doanh cả mặt hàng gas và khí hố lỏng.

1.4.. Kinh nghiệm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)