Số lượng phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 125 - 131)

Hạng mục cửa hàng Bình bột Cát (m3) Xẻng (cái) Chăn sợi (cái) Bể, phuy nước (200 lít) >=25kg >=4kg 1. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 1,2 1 2 2 4 4 2 2. Cụm bể chứa cửa hàng cấp 3 1 1 1 2 2 1

3. Cột bơm xăng dầu và nơi nạp

xăng dầu - 2 - - 1 1

4. Nơi tra dầu mỡ - 1 - - - -

5. Nơi bán dầu nhờn và các sản

phẩm khác - 2 - - 1 1

6. Phòng giao dịch bàn hàng - 1 - - - -

7. Phòng bảo vệ - 2 - - - -

8. Máy phát điện/ Trạm biến thế 1 - - - - -

- Tại gian hàng bán khí đốt hố lỏng của cửa hàng xăng dầu phải trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo quy định tại điều 6.3 của TCVN 6223:1996.

- Bố trí phương tiện dụng cụ chữa cháy phải đảm bảo: Dễ thấy, dễ lấy để sử dụng; Khơng cản trở lối thốt nạn, lối đi và các hoạt động khác; Tránh mưa, nắng và sự phá huỷ của môi trường

- Chỉ được phép bố trí các phương tiện, dụng cụ chữa cháy đảm bảo chất lượng, giá trị sử dụng.

- Các bình chữa cháy được treo trên tường, cột hoặc đặt trên nền, sàn nhà... Trường hợp các bình chữa cháy được treo trên tường, cột thì khoảng cách từ mặt nền, sàn đến tay cầm của bình khơng lớn 1,25m.

- Trường hợp đặt trên nền, sàn nhà các bình chữa cháy phải được để nơi khơ ráo và có giá đỡ, chiều cao của giá đỡ không lớn hơn 2/3 chiều cao của bình. Trường hợp để bình chữa cháy gần cửa ra vào thì bình phải được treo hoặc được đặt cách mép cửa 1m.

- Trong phạm vi cửa hàng được phép bố trí phương tiện, dụng cụ chữa cháy rải rác theo từng vị trí hoặc có thể bố trí theo từng cụm tuỳ thuộc mức độ nguy hiểm cháy, nổ và diện tích mặt bằng cần bảo vệ. Nếu bố trí theo từng cụm thì phải bố trí ít nhất 2 cụm.

- Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng dầu có thể lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay.

KẾT LUẬN

Xăng dầu là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược, có vai trị hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Nó tác động đến rất nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Thực tế mạng lưới kinh doanh cửa hàng xăng dầu hiện có trên địa bàn Sơn La đang tồn tại những nhược điểm cần phải khắc phục, đồng thời để phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh Sơn La đến năm 2025 và đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu cho Sơn La trong tương lai, việc nghiên cứu hoạt động “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa

bàn tỉnh Sơn La" là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp

phần đảm bảo ổn định hoạt động cung ứng xăng dầu, hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương, bảo vệ môi trường và quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế tối đa các hành vi gian lận thương mại, đảm bảo nâng cao văn minh thương mại trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Luận văn đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu như: Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019, để từ đó đưa ra những đánh giá và tìm ra những hạn chế cần khắc phục; Đề xuất giải pháp phù hợp cho giai đoạn đến 2025 để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Để từ đó đưa ra những đánh giá và tìm ra những hạn chế cần khắc phục là: Quy mô các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chủ yếu ở quy mô nhỏ; Quy mô cầu về các mặt hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh chưa cao; Ở những huyện vùng xa nảy sinh các cơ sở kinh doanh xăng dầu trái quy định, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; Tiến độ hoàn thiện của các tuyến giao thông quan trọng ảnh hưởng đến mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay; Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại những diễn biến phát sinh chưa kịp thời cập nhật … và đề xuất giải pháp phù hợp cho giai đoạn đến 2025 là:Hồn thiện cơng tác quy hoạch mạng lưới và ban hành các chính sách quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu; Tăng cường quản lý về điều kiện kinh doanh và thương nhân; Tăng cường kiểm tra giám sát về danh mục và chất lượng sản phẩm, các hành vi gian lận thương mại; Tăng cường quản lý về mơi trường và an tồn cháy nổ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn hẹp, nhưng tác giả rất hy vọng những nội dung trong nghiên cứu sẽ đóng góp và củng cố cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê phán từ các nhà khoa học để luận văn có thể hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Ngọc Bảo (2010), “Vai trò của Petrolimex trong vận hàng kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường”, Tạp chí Thị trường Giá cả (Số đặc biệt Xuân Canh Dần).

2. Bộ Công thương (2009), Thông tư số 36/2009/TT-BCT ban hành Quy chếđại

lý kinh doanh xăng dầu, ngày 14 tháng 12 năm 2009.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 29/2007/TT-BKHCNhướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm đo lường đối với hoạt động kinh doanh xăng động cơ, dầu diezen theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ- CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanhxăng dầu, ngày 25

tháng 12 năm 2007.

4. Bộ Thương mại (2003), Quyết định số 1505/2003/QĐ-BTMban hành Quy chế

đại lý kinh doanh xăng dầu, ngày 17 tháng 12 năm 2003.

5. Bộ Thương mại (2004), Quyết định số 0676/2004/QĐ-BTM về quy định mức

thù lao đại lý bán xăng dầu, ngày 31 tháng 5 năm 2004.

6. Bộ Thương mại (2004), Quyết định số 1273/2004/QĐ-BTM về việc ban hành

Quy chế pha màu xăng dầu thương phẩm, ngày 7 tháng 9 năm 2004.

7. Bộ Thương mại (2005), Quyết định số 2645/2005/QĐ-BTMvề thù lao đại lý kinh doanh mặt hàng xăng, ngày 1 tháng 11 năm 2005.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 55/2007/NĐ-CPvề kinh doanh xăng dầu, ngày 06 tháng 4 năm 2007.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu,

ngày 15 tháng 10 năm 2009.

10. Hồ Đại Đức (năm 2007), Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học kinh

tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Thân Danh Phúc (2012), Giáo trình quản lý Nhà nước về thương mại, NXB

Thống kê

12. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (2012), Quy chế quản lý hao hụt xăng dầu, ngày 20 tháng 09 năm 2012.

13. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 93/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2010, ngày 16 tháng 7 năm 2002.

14. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg về việcban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng, dầu, ngày 15 tháng 9 năm 2003.

15. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg về việc banhành

danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, ngày 07 tháng 3

năm 2006.

16. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg về việc trích quỹ bình ổn giá xăng dầu, ngày 09 tháng 01 năm 2009.

17. Thủ tướng Chính phủ (2014), Nghị quyết số 49/2014/NQ-CP ngày 10/07/2014 của Chính phủvề Ban hành chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa X.

18. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, Nhà xuất bản

Thống kê

19. Nguyễn Quang Tuấn (2008), Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh

tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Võ Anh Tuấn (2014), Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Cao Vãng (1995), Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

BẢN CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turtin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 7% toàn bộ nội dung luận văn. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận vănđã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm các hình thức kỉ luật theo quy định hiện hành của nhà trường.

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2020

HỌC VIÊN CAO HỌC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)