Quản lý danh mục và chất lượng sản phẩm xăng dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanhxăng dầu

1.2.3. Quản lý danh mục và chất lượng sản phẩm xăng dầu

Do đặc điểm của sản phẩm xăng dầu, người tiêu dùng không đủ thông tin về sản phẩm. Trên thị trường xăng dầu, người mua không đủ điều kiện kiểm định về số lượng, chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ có thể kiểm định chất lượng xăng dầu trong q trình sử dụng. Thậm chí, chỉ khi máy móc khơng hoạt động do chất lượng xăng dầu khơng đảm bảo (xăng dầu có nước lã; xăng dầu có pha a-xê- tơn; xăng dầu có nhiều cặn…) người sử dụng mới biết được chất lượng xăng dầu.

Sự không đảm bảo về số lượng, chất lượng sản phẩm xăng dầu khơng chỉ làm tổn hại lợi ích người tiêu dùng, mà còn làm tổn hại lợi ích xã hội. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là chức năng của nhà nước.

Để bảo đảm chất lượng xăng dầu, mỗi quốc gia đều có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại sản phẩm xăng dầu. Ở Việt Nam các sản phẩm xăng dầu đều có tiêu chuẩn và được điều chỉnh theo xu hướng giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường. Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 50/2006/QĐTTg về quy định quản lý chất lượng nhập khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với xăng dầu để quản lý chất lượng xăng dầu nhập khẩu. Điều 28 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu cũng quy định rõ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chỉ được phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các quy định hiện hành về quản lý chất lượng xăng dầu trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý; phải bảo đảm độ chính xác của dụng cụ đo lường xăng dầu bán cho các đối tượng sử dụng; bán đủ số lượng, đúng chất lượng.

Trong thực tế, Nhà nước đã từng bước tăng cường công tác quản lý chất lượng xăng dầu trong lưu thông bằng nhiều biện pháp khác nhau. Từ năm 1996, Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng hàng hoá Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam về xăng dầu để áp dụng vào công tác quản lý chất lượng của xăng dầu. Bộ Công thương cũng đã ra Quyết định số 1273/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế pha màu vào xăng dầu thương phẩm kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2004. Các loại sản phẩm như dầu hoả, nhiên liệu bay, các loại xăng A83, A90, A92 nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu mối phải được pha màu trước khi lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận chất lượng xăng dầu, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, dầu hoả và nhiên liệu bay được pha màu tím, xăng A83 có màu nâu sẫm, xăng A90 màu đỏ và xăng A92 màu xanh lá cây. Ngoài ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà nước đã tăng cường quản lý chất lượng xăng dầu theo hướng nâng cao chất lượng đảm bảo an tồn mơi trường được xã hội và người tiêu dùng đánh giá cao như: chấm dứt sử dụng xăng pha chì, xăng A83 và quan trọng hơn cả là việc Chính phủ ban hành Nghị định về tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu Diezel trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu phải đưa vào bán sản phẩm DO hàm lượng lưu huỳnh 0,05% thay cho sản phẩm DO 0,25% cho

các phương tiện giao thông đường bộ. Những cơ sở pháp lý này là tiền đề hết sức quan trọng để đảm bảo chất lượng hàng hoá xăng dầu.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều có đầy đủ thủ tục pháp lý kinh doanh như: Đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Hợp đồng đại lý, hóa đơn… Việc thực hiện các quy định về đo lường, chất lượng đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước đây. Về đo lường, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có 100% cột đo đang sử dụng được kiểm định. Về tiêu chuẩn chất lượng, phần lớn các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã ghi rõ những thông tin cụ thể trên cột đo theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điezen và nhiên liệu sinh học. Nếu như trước đây, tình trạng khơng ghi hoặc ghi không đúng tên hàng hóa, tiêu chuẩn áp dụng, thông tin cảnh báo an toàn cịn khá phổ biến thì đến nay đã có 94,62% số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã thực hiện ghi đúng, đủ các thơng tin cảnh báo an tồn.

Đội ngũ quản lý thị trường cũng đã được quan tâm, trở thành một lực lượng chuyên trách, được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương. Ở trung ương là Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công thương, ở các tỉnh thành là các Chi cục quản lý thị trường. Cục quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Các Chi cục quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Công thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố. Lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã chủ trì và triển khai tích cực các hoạt động chống buôn bán xăng dầu kém phẩm chất, đong sai, đong thiếu xăng dầu, bán không đúng giá niêm yết.

Vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý đo lường chất lượng xăng dầu

Bộ Khoa học và Cơng nghệ có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm định các thiết bị đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường và việc bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử phù hợp với tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế; chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước; tiến hành thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá

sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để bảo đảm đáp ứng yêu cầu kịp thời, nhanh chóng, chính xác và thuận lợi cho cơng tác kiểm tra. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm xăng dầu hiện do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đảm nhiệm với các Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1,2,3 ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Các Trung tâm tiến hành kiểm tra sản phẩm xăng dầu nhập ngoại hoặc pha chế, sản xuất trong nước. Các Sở Công thương hoặc Sở Khoa học và Công nghệ ở các tỉnh có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng các sản phẩm xăng dầu trên địa phương mình quản lý.

1.2.4. Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)