Đơn vị: m3 Năm Tổng số 2000 27.234 2005 67.124 2007 84.000 2010 126.500 2015 175.300 2020 270.000
Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Sơn La 2020
Về xu hướng phát triển của nhu cầu tiêu thụ theo các mặt hàng xăng dầu chủ yếu là: 1) Xăng và nhất là dầu diezen sẽ có tốc độ tăng tiêu thụ cao nhất do sự phát triển của các ngành công nghiệp và nông nghiệp, các mặt hàng dầu hoả và dầu FO sẽ tăng với tốc độ chậm hơn nhiều; 2) Tương ứng với tốc độ tăng tiêu thụ, cơ cấu các mặt hàng cũng có xu hướng thay đổi theo hướng tăng của tỷ trọng dầu diezen.
Thực tế, trong những năm qua, mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu (CHXD) trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được chú trọng phát triển và đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện điều kiện sống của nhân dân. Tuy nhiên, mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhu: mạng lưới cửa hàng phân bố chưa hợp lý,chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các ngành sản xuất và các phương tiện vận tải trong những năm tới; trình độ kỹ thuật và thiết bị của các cửa hàng xăng dầu
thấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh… Hiện nay mạng lưới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu mới chỉ được xây dựng ở một số địa bàn trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở vùng sâu, vùng xa không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ. Nhiều cửa hàng có mặt bằng hẹp, chưa đảm bảo khoảng cách phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu. Trang thiết bị cịn lạc hậu có nhiều nguy cơ mất an tồn cháy nổ và vệ sinh môi trường, chất lượng dịch vụ bán hàng không đảm bảo. Để đảm bảo cung ứng xăng dầu ổn định lâu dài, đảm bảo an ninh xăng dầu trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới bất ổn, diễn biến phức tạp, cần có một hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh xăng dầu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Đồng thời, theo định hướng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La đến năm 2020, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội những năm tới sẽ có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh như:
- Q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã và sẽ dẫn đến những thay đổi về qui mô và phân bố của các ngành sản xuất, sự gia tăng của các phương tiện, máy móc và thiết bị cần sử dụng nhiên liệu là xăng dầu.
- Sự gia tăng dân số, thu nhập và đời sống dân chưa được cải thiện, quá trình đơ thị hố được tăng cường… sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng các phương tiện cá nhân của các tầng lớp dân cưtrên địa bàn toàn tỉnh.
- Việc thực hiện các dự án phát triển giao thông sẽ làm tăng lưu lượng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh,...
Những vấn đề trên đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh không chỉ trên phương diện số lượng, địa điểm xây dựng các cửa hàng xăng dầu mà còn cả trên phương diện đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về môi trường, an tồn phịng chống cháy nổ (PCCN) và an tồn giao thơng,...
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2019
Các nguồn cung cấp xăng dầu chủ yếu:
Hiện nay cung cấp xăng dầu cho khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đang được các doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế kinh doanh xăng dầu, đó là các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu trực tiếp:
* Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam: là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, được Nhà nước giao nhiệm vụ chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam với các đơn vị thành viên đóng trên địa bàn tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đảm nhận cung ứng xăng dầu đáp ứng khoảng 80-85% nhu cầu tiêu thụ nội địa của Bắc Bộ, thực hiện nhiệm vụ dự trữ xăng dầu của Nhà nước. Dưới Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có các cơng ty thành viên, cụ thể ở Sơn La là chi nhánh công ty xăng dầu Sơn La (trước đây trực thuộc công ty xăng dầu khu vực I nay thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình) đảm nhiệm chủ yếu cơng tác dự trữ, phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh
* Công ty xăng dầu quân đội: là một đơn vị trực thuộc Tổng Cục hậu cần (Bộ Quốc phịng). Cơng ty có nhiệm vụ chính là tiếp nhận và cung ứng xăng dầu cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phịng. Ngồi phục vụ nội bộ trong quân đội, Công ty còn được phép kinh doanh xăng dầu trên thị trường tiêu thụ nhưng sản lượng nhỏ, tính cạnh tranh với Tổng Cơng ty xăng dầu Việt Nam là không lớn.
Theo xu thế chung, các doanh nghiệp khai thác và cung ứng xăng dầu đã và đang phát triển rất mạnh mẽ và có tính cạnh tranh cao. Sau năm 2010, thị phần của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam sẽ bị giảm xuống, dự báo chỉ còn 60 - 65%.
* Các tổng đại lý, đại lý:
Theo quy chế kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đều phải làm đại lý cho một trong các doanh nghiệp được nhập khẩu trực tiếp xăng dầu. Tại Sơn La, Chi nhánh công ty xăng dầu Sơn La đảm nhiệm phần lớn việc cung cấp cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu,
Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống tổ chức trên cũng bộc lộ những hạn chế như sau: - Thiếu thống nhất hố về quy mơ cửa hàng bán lẻ, đầu tư xây dựng mang tính ngẫu nhiên.
- Các cơ quan chức năng quản lý thị trường tỉnh khó có thể kiểm tra, giám sát được chất lượng xăng dầu cũng như lượng bán qua đồng hồ điện tử.
Tình hình tiêu thụ xăng dầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến lượng tiêu thụ xăng dầu tại Sơn La là sự phát triển kinh tế, xã hội. Xăng dầu được tiêu thụ nhiều trong các lĩnh vực:
- Cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thuỷ (đặc biệt phục vụ cơng trình thuỷ điện Sơn La).
- Cung cấp nhiêu liệu cho các loại máy xây dựng.
- Chạy máy phát điện diezel.
- Làm chất đốt cho các hộ gia đình... Nhu cầu này ngày càng giảm do thay thế bằng gas và điện.
Theo kết quả điều tra, trong số 42 đơn vị với mạng lưới 66 CHXD trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay, chỉ có 1 doanh nghiệp vừa bán bn (theo hợp đồng) vừa có các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (Chi nhánh Cty xăng dầu Sơn La), còn lại các đơn vị khác chỉ kinh doanh bán lẻ.
Tình hình bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn la, theo số liệu điều tra cho thấy: hơn 90% khối lượng xăng dầu bán lẻ trên địa bàn tỉnh Sơn La do Chi nhánh Công ty xăng dầu Sơn La cung cấp.
Theo phạm vi không gian, đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bao gồm cả khách hàng địa phương chiếm khoảng 70% và khách vãng lai chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ xăng dầu của trên địa bàn tỉnh.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2019
2.2.1. Thực trạng cơng tác hoạch định chính sách và quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2019
2.2.1.1. Thực trạng ban hành và triển khai chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chính sách quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu tỉnh Sơn La được UBND tỉnh ban hành lần đầu tại Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 05/10/2009. Đến năm 2016, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại nhu cầu, định hướng phát triển mạng lưới xăng dầu của tỉnh, UBND Sơn La ban hành Quyết định 3185/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2016-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (thay thế quyết định 2668/QĐ-UBND) và thực hiện song song với Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến quốc lộ 6 đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035 do Bộ Cơng Thương phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-BCT ngày 09/5/2016.
Đến nay, theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương, UBND đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 về bãi bỏ Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh.
Mặc dù đến nay đã được bãi bỏ, tuy nhiên, trong khoảng 02 năm triển khai thực hiện, Quy hoạch mạng lưới xăng dầu tỉnh đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu đề ra là phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về nhiên liệu, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh; đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, phòng chống cháy nổ, an ninh năng lượng làm cơ sở phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Cụ thể:Nâng quy mô
tiêu thụ bình quân một cửa hàng kinh doanh xăng dầu vào năm 2020 tăng từ 8- 10%. Các cửa hàng đầu tư xây dựng sau khi có Quy hoạch mạng lưới kinh doanh
xăng dầu (từ năm 2016 trở đi) đều có diện tích từ 400 m2trở lên, dung tích bể chứa từ 50 tới 100 m3 qua đó giúp tăng khả năng cung ứng nhiên liệu đối với các cửa hàng, đảm bảo mục tiêu nâng quy mơ tiêu thụ bình qn một cửa hàng kinh doanh xăng dầu vào năm 2020 tăng từ 8-10%.Đảm bảo vệ sinh môi trường và an tồn
phịng chống cháy nổ tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu; 100% lao động được đào tào nghiệp vụ; 100% cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn về kinh doanh xăng dầu. Qua
công tác thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cũng như công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã cơ ban đảm bảo các điều kiện trên. Giảm bán kính phục vụ từ 11,2km xuống còn 9-
9,5km/cửa hàng kinh doanh xăng dầu vào năm 2020. Với việc mở rộng mạng lưới
kinh doanh xăng dầu và hiện đang có 25 dự án đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư và đang triển khai đầu tư. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu trên. 100% nguồn vốn đầu tư xây dựng mạng lưới kinh doanh xăng dầu từ nguồn vốn xẵ hội hóa.Hiện nay 100% các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đều được đầu tư từ nguồn vốn của các doanh nghiệp và các nguồn vốn xã hội hóa khác khơng sử dụng ngân sách nhà nước.
Cơ chế hỗ trợ, cấp phép đầu tư hoạt động kinh doanh xăng dầu:
Để giải quyết các nội dung vướng mắc trong quản lý, quy hoạch, cấp phép đầu tư, ngày 18/10/2018 UBND tỉnh đã ban hành công văn số 3762/UBND-KT ngày 18/10/2018 trong đó giao:
- Sở Cơng Thương chủ trì tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn xin ý kiến của Bộ Công Thương về việc thực hiện các quy định về quy hoạch cửa hàng xăng dầu;
- Sở Kế hoạch Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn cụ thể về công tác thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các cửa hàng xăng dầu khi chưa có quy định chuyển tiếp liên quan đến bãi bỏ các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch sản phẩm, quy hoạch kinh doanh xăng dầu khi Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 01/01/2019.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương và Sở Kế hoạch & Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hành công văn xin ý kiến 02 Bộ quản lý chuyên ngành. Sau đó, Bộ Cơng Thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đã văn bản trả lời UBND tỉnh Sơn La. Trên cơ sở nội dung trả lời của 02 bộ và nội dung cuộc họp ngày 18/12/2018, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Thông báo Kết luận số 450/TB-VPUB ngày 20/12/2018, trong đó Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết luận và giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Cơng Thương xử lý các vấn đề chuyển tiếp đúng quy định và rà soát đề xuất bãi bỏ hoặc tiếp tục thực hiện Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư, báo cáo UBND tỉnh tại phiên họp thứ 31 ngày 22/12/2018;
- Chủ trì phối hợp với các ngành, xin ý kiến UBND các huyện, thành phố tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh bạn, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo quản lý, quy hoạch, cấp phép đầu tư kinh doanh xăng dầu trong thời gian chuyển tiếp.
Đến ngày 26/12/2018, Sở Kế hoạch Đầu tư đã có Tờ trình số 634/TTr- SKHĐT trình UBND tỉnh về việc bãi bỏ Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2016 - 2025.
Trên cơ sở nội dung tham mưu, đề xuất của Sở Kế hoạch Đầu tư tại 634/TTr- SKHĐT ngày 26/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 trong đó bãi bỏ quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu và chỉ đạo:
“Giao Sở Cơng Thương rà sốt, tổng hợp đề xuất của các tổ chức cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng cửa hàng xăng dầu vào danh mục các dự án thu hút đầu tư lĩnh vực ngành cơng thương trình UBND tỉnh phê duyệt, làm cơ sở triển khai quy trình quyết định chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật”.
Các chính sách triển khai thực hiện luật quy hoạch đối với các dự án đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu:
Để triển khai Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017 và Nghị định số 08/2018/NĐ- CP ngay 15/01/2018 của Chính phủ về sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, cũng như góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, Sở Công Thương đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bãi bỏ Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về Quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp tiến hành rà soát các vị trí, địa điểm cơ bản đảm bảo các điều kiện để xây dựng cửa hàng xăng dầu, trên cơ sở đó tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành "Quyết định số 754/QĐ-UBND
ngày 28/3/2019 về việc công bố danh mục các cửa hàng xăng dầu nằm trong danh mục các dự án thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh làm
căn cứ để xem xét thẩm định và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.(Phụ lục 1)
Hiện nay, Sở Công Thương đang tiếp tục tiến hành rà soát nhằm cập nhật, điều chỉnh Danh mục các dự án cửa hàng xăng dầu nằm trong danh mục các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trong đó bổ