Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 15km về phía Bắc, phía Đơng giáp với huyện Lạng Giang, phía Bắc giáp huyện Yên Thế và tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Hiệp Hịa và Việt n, phía Nam giáp Thành phố Bắc Giang. Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 17 đi qua lên Thái Nguyên, hệ thống đường giao thông ngang, dọc nối liền huyện Tân Yên với các huyện khác trong tỉnh. Ở phía Đơng có dịng sơng Thương chảy qua là ranh giới tự nhiên giữa 02 huyện Tân Yên và Tân Yên, là con sông tương đối lớn cung cấp nước cho sản xuất nơng nhiệp của 03 xã phía Đơng của huyện, đồng thời là đường thủy giúp các thuyền bè vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu xây dựng cập Bến Tuần, Lục Liễu, xã Hợp Đức cung cấp cho nhân dân trong huyện.

Tân n có diện tích đất tự nhiên là 204,3 km2; trong đó, diện tích gieo trồng hàng năm là 13.646 ha, diện tích cây ăn quả (chủ yếu là vải thiều, ổi, vú sữa) 1.839 ha, thủy sản 898 ha; rất thích hợp phát triển các vùng nơng nghiệp cơng nghệ cao.

Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 04 huyện và 01 thành phố, huyện có 03 tiểu vùng sinh thái: Miền núi, trung du và đồng bằng nhưng đường giao lưu kinh tế không thuận lợi nên khơng có nhiều chợ lớn, khơng có khu du lịch. Công nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển, kết cấu hạ tầng cơ sở và thu hút đầu tư cịn nhiều khó khăn.

Hệ thống hạ tầng cơ sở bị xuống cấp nghiêm trọng. Năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng huyện Tân Yên cho thấy thấp hơn nhiều huyện khác trong tỉnh.

Có thể nói tuy có nhiều tiềm năng, nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, nhưng do địa hình chia cắt bởi núi cao, sơng sâu, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, giao thơng đi lại khó khăn đặc biệt là về mùa mưa lũ đã tạo nên khó khăn rất

lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, cản trở rất lớn đến việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân đặc biệt là những xã vùng xa trung tâm như Lan Giới, Liên Chung, Phúc Sơn, Việt Ngọc, ....

Với vị trí địa lý như trên cho thấy Tân n khơng có nhiều tuyến đường quốc lộ giao thơng quan trọng đi qua, đường giao thông giữa ba tiểu vùng sinh thái khơng thuận lợi, khơng có điểm du lịch. Đây là khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế cũng như phát triển các ngành dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Mặt khác doanh nghiệp nằm rải rác tại địa bàn các xã xa trung tâm huyện, mà hiện nay công tác quản lý chủ yếu là NNT “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm” nên cũng trở ngại trong công tác quản lý thu thuế của doanh nghiệp nói chung và thuế GTGT nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)