Doanh nghiệp đăng ký mới theo ngành nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Đơn vị: lượt TT Ngành nghề Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tỷ trọng tăng/giảm 2019/2018 2020/2019 Tỷ lệ +/- Tỷ lệ % Tỷ lệ +/- Tỷ lệ % 1 Xây dựng 8 7 9 -1 87,5 2 128,5 2 Thương mại 3 13 16 10 433,3 3 123 3 Trồng trọt, chế biến 1 12 18 11 1200 6 150 4 Dịch vụ 4 3 10 -1 75 7 333 5 Sản xuất, lắp ráp 9 10 10 1 111,1 0 100 6 Khác 15 10 15 -5 66,6 5 150 Tổng 32 48 72 16 150 24 150

(Nguồn: Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế - Chi cục Thuế khu vực Tân Yên – Yên Thế)

Có thể nhận thấy, chính quyền và doanh nghiệp nhận biết được tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp, số doanh nghiệp cấp mới tăng 11 doanh nghiệp năm 2019 so với năm 2018 và tăng 6 doanh nghiệp năm 2020 so với năm 2019, đặc biệt sản xuất nông nghiệp theo hướng Vietgap, Globalgap đáp ứng xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, luôn là điểm sáng trong sự phát triển kinh tế của huyện, đi cùng với đó thì ngành thương mại, dịch vụ cũng phát triển tương xứng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Nhìn chung, các DN trên địa bàn huyện Tân Yên vẫn chủ yếu là DN nhỏ và vừa, vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, tuy nhiên các DN cũng đang tận dụng những thế mạnh của địa phương để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao tỷ lệ đóng góp vào NSNN.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực Tân Yên – Yên Thế

Về tổ chức bộ máy, theo Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và chi cục Thuế khu vực trực thuộc cục thuế tỉnh, thành phố, tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế khu vực Tân Yên - Yên Thế hiện nay gồm có: 01 Chi cục trưởng, 04 Chi cục phó, 3 đội thuế chuyên mơn và 3 đội thuế liên xã (xem hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý thuế khu vực Tân Yên – Yên Thế

Ban lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Tân Yên – Yên Thế gồm 04 công chức: 01 Chi cục trưởng phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác cưỡng chế nợ thuế và kiểm tra thuế.

02 Phó Chi cục trưởng phụ trách công tác quản lý thuế đối với vực kinh tế ngoài quốc doanh; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; cơng tác kê khai kế tốn thuế và tin học tại 2 địa bàn huyện Tân Yên và Yên Thế.

01 Phó Chi cục trưởng phụ trách điều hành hoạt động chung của bộ phận “Một cửa huyện Yên Thế” và các khoản thu liên quan đến đất, phí và lệ phí tại huyện Yên Thế.

Có 03 Đội chun mơn thuộc văn phịng Chi cục Thuế và 03 đội thuế liên xã, thị trấn, bao gồm: Các Phó Chi cục trưởng Chi cục trưởng - Đội Thuế Liên xã (số 1,2,3) Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế

Đội Kiểm tra thuế

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ; cơng tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý.

- Đội Nghiệp vụ quản lý thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế; thực hiện việc cấp hóa đơn lẻ và theo dõi cơng tác quản lý thu phí- lệ phí; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao; thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế; thực hiện việc thu tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý;

- Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, công tác kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu từ doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế; Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.

- Đội thuế xã, thị trấn: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, thị trấn được phân công (bao gồm các hộ kinh doanh, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...).

Số lượng cán bộ của Chi cục Thuế khu vực Tân Yên - Yên Thế Về biên chế:

- Tổng số công chức, người lao động trong đơn vị hiện nay là 44 người; trong đó có 04 lãnh đạo Chi cục; 03 Đội chun mơn, văn phịng gồm 23 công chức; 09 cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68; 03 Đội Thuế liên xã, thị trấn gồm 12 cơng chức.

Trình độ: Thạc sỹ 03 người, chiếm 8,4 %; Đại học 31 người chiếm 67,%; Cao đẳng 02 người, chiếm 4,2%; Trung cấp 06 người, chiếm 16,6%; chưa đào tạo 02 người, chiếm 4,1%;

Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên chính 04 người chiếm 9,1%; chuyên viên 23 người chiếm 52,2%.

Chứng chỉ Tin học: Đại học 01 người chiếm 2,2%, Cao đẳng 01 người chiếm 2,1%, chứng chỉ tin học B là 16 người chiếm 32,7%, chứng chỉ A là 18 người chiếm 36,7%.

Chứng chỉ Ngoại ngữ: Chứng chỉ C có 03 người, chiếm 6,8%, chứng chỉ B có 16 người, chiếm 36,4% chứng chỉ A có 18 người, chiếm 40,9%.

Về trang thiết bị tin học:

- Tính đến 30/09/2020 Chi cục Thuế khu vực Tân Yên – Yên Thế được trang bị 2 máy chủ với đường truyền Mp, 47 máy trạm, 08 máy tính xách tay và 39 máy in. Số máy trạm trang bị cho 100% các Đội thuế kèm theo máy in lazer A3 hoặc A4, trong đó cán bộ thuộc các Đội chun mơn được trang bị mỗi người 01 máy trạm. Ngồi ra Chi cục thuế cịn được trang bị 02 máy chiếu và 02 máy photo để phục vụ công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Ngành Thuế với phương châm không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại hóa ngành Thuế nên ln trang bị cơ bản đầy đủ về các thiết bị tin học cho các đơn vị để nâng cao công tác quản lý thu thuế để phù hợp với các chính sách thuế, từ quản lý khép kín và hiện nay quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.2.1 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Tại Chi cục thuế luôn đặt ưu tiên công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT lên hàng đầu, vì có tun truyền, giáo dục tốt giúp NNT hiểu chính sách thuế, tự giác tuân thủ thì việc quản lý thu sẽ đạt được hiệu quả cao, ít tốn kém chi phí.

Bộ phận “Một cửa” của Chi cục thuế được thành lập để hướng dẫn, giải đáp và thu nhập các hồ sơ, vướng mắc của NNT và thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT như:

- Nhận các ấn phẩm về thuế, phân phát và giải đáp các vướng mắc cho NNT. - Xây dựng các bài báo, chương trình chính sách thuế với cuộc sống gửi sang các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến rộng rãi cho tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân.

- Tổ chức tập huấn khi có văn bản chính sách mới: Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, các thơng tư hướng dẫn thi hành pháp luật về thuế, trong đó có thuế GTGT.

- Định kỳ mở lớp tập huấn về chính sách kế tốn cho DN trên địa bàn huyện, sử dụng hóa đơn điện tử.

- Phối hợp với Ban tuyên giáo, phòng tư pháp trên địa bàn huyện tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi với doanh nghiệp; các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật thuế.

- Lập danh sách gửi Cục thuế đề nghị khen thưởng những DN trong năm có thành tích tốt trong chấp hành nghĩa vụ thuế để kịp thời khen thưởng, tuyên dương làm động lực cho DN và các DN khác trên địa bàn tích cực tự giác chấp hành pháp luật thuế.

Ngoài ra, Chi cục thuế cũng đẩy mạnh triển khai hỗ trợ NNT qua hình thức điện tử như: dịch vụ thuế điện tử eTax, qua email, zalo, điện thoại trực tiếp; xây dựng tài liệu về các văn bản chính sách thuế giúp NNT tra cứu dễ dàng, nhanh chóng.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc triển khai Luật thuế GTGT nói riêng và chính sách thuế nói chung, Chi cục Thuế đã kiện tồn bộ máy tổ chức, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng Đội (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế giai đoạn 2018-2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm So sánh (%) 2018 2019 2020 2019/ 2018 2020/ 2019 I Hình thức tuyên truyền 1 Truyền thanh địa phương Buổi 14 25 29 179 116 2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 4 7 12 175 171

3 Thi tìm hiểu pháp luật thuế Buổi 1 2 2 200 100

II Hình thức hỗ trợ doanh nghiệp 1 Trả lời bằng văn bản VB 35 75 96 214 128 2 Trả lời trực tiếp, qua điện thoại Lượt 115 250 375 217 150 3 Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 5 6 8 120 133 4 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 95 115 155 121 135

( Nguồn: Bộ phận tuyên truyền – hỗ trợ NNT, CCT khu vực Tân Yên – Yên Thế )

Mặc dù công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn được chú trọng và ngày càng có chất lượng hơn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trên địa bàn, các DN nhỏ và vừa thay đổi kế toán thường xuyên, nhiều chủ DN cũng chưa có đủ hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế; những buổi tập huấn dù lên kế hoạch sớm, gửi giấy mời và thông báo tới từng DN, tuy nhiên vẫn không đầy đủ số lượng DN tham gia. Các hội nghị đối thoại nội dung chưa phong phú, hình thức chưa thực sự hấp dẫn, chưa nắm bắt được nhu cầu cần hỗ trợ nên nhận thức của một số đối tượng còn hạn chế, một bộ phận NNT chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, nộp đúng, nộp đủ số thuế kê khai, sự tuân thủ các quy định của CQT ở một số doanh nghiệp cịn chưa nghiêm, đơi khi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt.

2.2.2 Về quản lý thông tin người nộp thuế

Quản lý NNT chính là quản lý đăng ký thuế. Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Công tác đăng ký thuế đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp được thực hiện liên thông giữa Sở KH&ĐT tỉnh với Cục Thuế. Căn cứ vào dữ liệu Sở KH&ĐT tỉnh gửi sang, Cục Thuế phân cấp về các Phòng chức năng và các Chi cục Thuế để quản lý.

Tính đến hết 31/12/2020 tại huyện Tân n tình hình quản lý doanh nghiệp như sau (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Tình hình quản lý doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tân Yên

Đơn vị: Doanh nghiệp

STT Loại hình doanh nghiệp Tổng doanh nghiệp Tỷ trọng ( % ) Trong đó Đang kinh doanh Tạm nghỉ kinh doanh Ngừng HĐ(chƣa đóng MST) Ngừng HĐ (đã đóng MST) 1 DN tư nhân 69 10 34 5 23 7 2 Công ty TNHH 372 56 198 27 129 18 3 Công ty cổ phần 121 18 74 14 32 1 4 Hợp tác xã 107 16 62 7 28 10 Tổng cộng 669 100 368 53 212 36

(Nguồn: Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế - Chi cục Thuế KV Tân Yên – Yên Thế)

Quản lý đăng ký MST: các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Các DN nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư đã thực hiện giao dịch liên thông với cơ quan thuế. Khi Sở kế hoạch và đầu tư cấp mã đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế cho DN sẽ đẩy giao dịch điện tử sang cho Phòng Kê khai và Kế toán thuế của Cục thuế, bộ phận ĐKT của Cục Thuế sẽ phân cấp NNT theo địa bàn cho từng Phòng trên Cục Thuế hoặc phân cấp về từng Chi cục Thuế. Tình hình cấp mã và đóng mã số thuế hiện nay trên địa bàn huyện Tân Yên (xem bảng 2.5):

Bảng 2.5:Tình hình cấp mới, đóng mã số thuế các doanh nghiệp

Đơn vị: lượt Năm Tổng DN đã đăng ký Cấp mới Tỷ lệ (%) Đóng mã số thuế Tỷ lệ (%) 2018 542 32 5,9 26 4,8 2019 592 48 8,1 48 8,1 2020 669 72 10,8 47 7,0

Từ bảng trên, ta có thể thấy địa bàn huyện Tân Yên các DN đăng ký mới có xu hướng tăng qua các năm, từ 32 DN đăng ký thành lập năm 2018 lên 72 DN vào năm 2020.

Tuy số lượng đăng ký mới vẫn chưa cao, nhưng qua đó cũng thể hiện phần nào chính sách thu hút đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương và tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Việc đóng MST: Hiện nay trên địa bàn huyện việc đóng MST được thực hiện

như sau:

- DN gửi hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực MST: căn cứ vào hồ sơ DN gửi, bộ phận đăng ký thuế tiếp nhận, yêu cầu nộp đầy đủ các báo cáo theo quy định và thực hiện đóng MST của DN. Đồng thời yêu cầu người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với NSNN, trường hợp DN đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, bộ phận đăng ký thuế ra thông báo chấm dứt hiệu lực MST.

- CQT ra thông báo DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: căn cứ đề nghị xác minh trụ sở DN của Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (sau 2 lần thông báo đôn đốc nhắc nộp tờ khai, báo cáo và không liên lạc được với DN); Đội Kiểm tra tiến hành xác minh địa điểm theo địa chỉ đã đăng ký của DN. Kết quả xác minh là DN khơng cịn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với CQT thì tiến hành thủ tục đóng MST của DN và cơng bố trên trang web của ngành Thuế.

Hiện nay, việc đăng ký thuế đã được thực hiện liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, tạo nhiều thuận lợi cho việc quản lý NNT từ khi đăng ký, tạm nghỉ, chấm dứt hiệu lực MST.

2.2.3 Việc quản lý kê khai – kế tốn thuế

2.2.3.1 Tình hình việc tuân thủ kê khai thuế của người nộp thuế trên địa bàn

Hiện nay, ở Việt Nam hệ thống pháp luật về quản lý thuế GTGT được ban hành dựa trên cơ sở Luật Quản lý thuế và Luật Doanh nghiệp, Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Người nộp thuế căn cứ các chính sách, quy định của pháp luật về thuế và thuế GTGT để thực hiện việc kê khai, tính thuế, nộp thuế vào NSNN theo quy định.

khai, tự nộp thuế, báo cáo về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46)