Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên

2.2.4 Việc quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

2.2.4.1 Thực trạng quản lý nợ thuế

Tại Chi cục thuế KV Tân Yên – Yên Thế quản lý nợ theo các văn bản pháp luật và quy trình quản lý nợ 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015.

Hàng năm xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế: căn cứ vào số liệu trên ứng dụng quản lý thuế TMS và chỉ tiêu thu nợ Cục thuế giao, bộ phận Quản lý nợ xây dựng chỉ tiêu thu nợ tiền thuế cho phù hợp với tình hình, đề xuất trình thủ trưởng ký duyệt và giao nhiệm vụ thu nợ đến từng công chức phụ trách.

Đôn đốc thu và xử lý tiền nợ thuế: phân công công chức thuế quản lý nợ, phân loại tiền thuế nợ hàng tháng, thực hiện đôn đốc thu nộp.

Bộ phận Quản lý nợ có trách nhiệm xử lý các văn bản, hồ sơ xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền thuế nợ, hoàn kiêm bù trừ. Như năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, nhà nước ta ban hành nghị định 41/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Tại bộ phận Quản lý nợ Chi cục thuế KV Tân Yên – Yên Thế đã tiếp nhận và xử lý các đơn xin gia hạn nộp thuế GTGT là 22 trường hợp với số tiền là 7.812 triệu đồng. Có 01 cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng xin gia hạn với số thuế hơn 4.100 triệu đồng. Còn lại chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ; các DN hoạt động trong lĩnh vực may mặc, nông sản, chăn nuôi.

Gia hạn theo nghị định 41/2020/ NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 là 5 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Hết thời hạn nộp gia hạn thuế, đa số các DN có ý thức nộp thuế vào NSNN tuy nhiên còn một vài trường hợp vẫn chưa nộp đủ số thuế xin gia hạn vào NSNN (5 trường hợp với số tiền là gần 1.800 triệu đồng – riêng 01 công ty xây dựng nợ 1.400 triệu đồng). Đạt được kết quả đó là do, trước khi hết thời gian gia hạn, bộ phận quản lý nợ thường xuyên nhắc nhở DN thời gian nộp thuế gia hạn, và bằng các nghiệp vụ yêu cầu DN nộp tiền khi đến hạn, các DN có ý thức nộp dần các khoản tiền thuế, tuy nhiên do tình hình kinh tế, dịch bệnh nên vẫn cịn DN không chấp hành tốt, chưa nộp đủ số tiền thuế vào NSNN dẫn tới nợ đọng, phát sinh tiền chậm nộp (xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tình hình nợ đọng thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng nợ Nợ từ 1-30 ngày Nợ từ 31- 60 ngày Nợ từ 61- 90 ngày Nợ từ 91 - 120 ngày Nợ trên 121 ngày Nợ khó thu Lũy kế 12/2018 4.114 - 21 519 14 733 2.827 Lũy kế 12/2019 5.037 4 26 540 17 1.368 3.082 Lũy kế 12/2020 8.802 2.077 1.410 86 151 1.990 3.088

(Nguồn: Bộ phận Quản lý nợ - Chi cục thuế KV Tân Yên – Yên Thế)

Tại Chi cục Thuế hiện nay 100% các DN nợ đọng tiền thuế đều được công chức quản lý nợ gọi điện nhắc nhở, yêu cầu người nộp thuế thực hiện.

Năm 2018 ra thông báo mẫu 07 là: 127 lượt, năm 2019 tăng lên 160 lượt và năm 2020 là 220 lượt. Tổng nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm vào thời điểm hết tháng 12 năm 2018 là 4.114 triệu đồng, của năm 2019 là 5.037 triệu đồng, của năm 2020 là 8.802 triệu đồng.

Tình trạng nợ đọng thuế có xu hướng tăng, do chính sách của nhà nước giảm lãi suất tính tiền chậm nộp, (hiện nay là 0,03%/ngày) nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức nộp đầy đủ tiền thuế cho nhà nước.

Điểm sáng trong công tác quản lý nợ của năm 2020 phải kể đến khoanh nợ, xóa nợ theo nghị quyết 94/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp đối với NNT khơng cịn khả năng nộp tiền vào NSNN.

Trong năm 2020, bộ phận quản lý nợ phối hợp với bộ phận Kê khai – Kế toán thuế, bộ phận Văn thư rà soát những hồ sơ đủ điều kiện khoanh nợ xóa nợ: thuộc đối tượng xử lý nợ, có biên bản kiểm tra xác minh đóng cửa MST, Thơng báo đóng cửa MST (mẫu 17).

Tuy nhiên, qua cơng tác rà sốt phát hiện chỉ 22 DN đủ điều kiện khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế GTGT và tiền chậm nộp với số thuế là 394 triệu đồng và tiền

chậm nộp là 169 triệu đồng. Con số này nhỏ hơn nhiều so với nợ khó thu tại thời điểm 30/6/2020 nguyên nhân do những những trường hợp đóng cửa MST từ những năm trước 2014 khơng tìm thấy hồ sơ, hoặc đóng cửa thiếu biên bản, khơng ra thơng báo lưu hồ sơ mà chỉ có danh sách đội thuế cung cấp.

2.2.4.2 Thực trạng cưỡng chế nợ thuế

Ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thì bộ phận quản lý quản lý nợ thực hiện theo quy trình cưỡng chế nợ thuế, hiện nay ở các Chi cục thuế có hai hình thức cưỡng chế là:

- Cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.

- Cưỡng chế hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng.

Hiện nay, quy trình cưỡng chế nợ đang được thực hiện tại Chi cục thuế KV Tân Yên – Yên Thế là:

-Bước 1: Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin.

- Bước 2: Thu thập và xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế. - Bước 3: Ban hành quyết định cưỡng chế: trước khi ban hành quyết định cưỡng chế, bộ phận nợ đều gọi điện cho NNT để đôn đốc nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, và nhắc nhở sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định nếu NNT khơng có ý định nộp thuế, nhằm tạo điều kiện cho DN thu xếp nộp tiền thuế, tiền chậm nộp quá thời hạn cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Bước 4: Gửi quyết định cưỡng chế: cho DN, ngân hàng nơi DN mở tài khoản, Kho bạc nhà nước huyện Tân Yên, và các bên liên quan khác.

Thực trạng đôn đốc nợ bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế được thể hiện qua bảng (xem bảng 2.11).

Đơn vị tính: lượt, triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 Số quyết định 20 24 27 120 113 Số tiền cưỡng chế 643 714 915 111 128

Số tiền nợ thuế thu được 527 614 812 117 132

(Nguồn: Bộ phận Quản lý nợ - Chi cục thuế KV Tân Yên – Yên Thế)

Những năm gần đây, công tác cưỡng chế nợ thuế được Cục Thuế tỉnh Bắc Giang quán triệt tới từng Chi cục thuế, phải đảm bảo rà soát những trường hợp nợ thuế trên 90 ngày phải có các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Do đó, tại Chị cục thuế KV Tân n – n Thế khơng ngừng rà sốt những trường hợp thuộc diện phải ra quyết định cưỡng chế nợ thuế. Năm 2018 ra 20 quyết định cưỡng chế DN về tiền nợ thuế GTGT với số tiền là 643 triệu đồng; năm 2019 là 24 trường hợp với số tiền 714 trường hợp; năm 2020 là 27 trường hợp với số tiền là 915 triệu. Số lượng ra quyết định tăng 3 trường hợp mỗi năm; tỷ lệ trên 100% so với năm trước; số tiền cưỡng chế tăng mạnh năm 2019 tăng 111% so với năm 2018; năm 2020 tăng 128% so với năm 2019. Nhờ có các biện pháp cưỡng chế nợ thuế mà nhiều DN có ý thức hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 61 - 64)