Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1 Về dân số và lao động

Với dân số của huyện khoảng 170.740 người; đơn vị hành chính của huyện gồm có 20 xã và 02 thị trấn với 317 thôn, khu phố. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình qn đạt 14,4% năm, trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 08%, cơng nghiệp - xây dựng tăng 18,7%, dịch vụ tăng 16,9%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2019 đạt 82,7 triệu đồng/người. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trí khu vực cơng nghiệp - dịch vụ: Ty trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 30,6% (giảm 14,5% so với năm 2015); công nghiệp - xây dựng 44,4% (tăng 13,6% so với năm 2015); dịch vụ 25% (tăng 5,6% so với năm 2015).

Thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 12,3%/năm, năm 2019 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 536,2 tỷ đồng, bằng 265,4% so với dự toán, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Huy động vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng đạt 3.586,8 tỷ đồng, tăng 5,7% đồng so với năm 2018.

Đến nay, thế mạnh của huyện Tân Yên vẫn là kinh tế nông nghiệp; công nghiệp, dịch vụ đang bắt đầu phát triển nhưng còn ở mức thấp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn đa phần là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động gia công, lắp ráp là chủ yếu. Nông nghiệp vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, chưa có nhiều mơ hình sản xuất nơng nghiệp chất lượng cao, theo chuỗi liên kết sản xuất,

chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm tỷ lệ thấp; việc tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Một số xã về đích nơng thơn mới, nhưng chưa chú trọng duy trì nâng cao tiêu chí đã hồn thành; một số cơng trình xây dựng nơng thôn mới khai thác sử dụng chưa hiệu quả. Hệ thống hồ chứa nước, kênh mương dẫn nước chưa đáp ứng được nhu cầu chống hạn hán; ở một số xã còn phụ thuộc vào thiên nhiên (như xã Lan Giới, xã Tân Trung, xã Nhã Nam). Với chủ trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố, nhiều xã đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất kinh doanh, như trồng cây công nghiệp: cây vải thiều sớm, cây vũ sữa, cây ổi, các giống lúa mới có năng suất cao hơn, dưa bao tử, dưa hấu, cà chua bi, khoai tây, ngô ngọt,... Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, nhiều xã trì trệ. Nhìn chung sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của huyện sức cạnh tranh thấp. Công nghiệp chế biến chưa phát triển, vì vậy một số địa phương có tiến hành xuất khẩu nơng, lâm sản cũng chủ yếu xuất khẩu mặt hàng thô, giá trị kinh tế thấp.

Do địa hình tự nhiên kết cấu phức tạp, chia cắt nên nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng rất lớn, địi hỏi nguồn kinh phí cao trong khi đó kinh phí của địa phương có hạn, kinh phí trung ương thơng qua các dự án đầu tư chưa nhiều. Vì vậy, kết cấu hạ tầng của huyện, nhất là xã Liên Chung, xã Lan Giới, xã Phúc Sơn và xã Tân Trung cịn nhiều khó khăn trở ngại, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Thực tế, qua hơn 30 năm đổi mới cho thấy nơi nào giao thơng thuận tiện, thì hàng hố, nơng sản giao lưu nhanh chóng, kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn và ngược lại những nơi nào đường giao thơng chưa có hoặc khơng đảm bảo thì kinh tế, xã hội ở những nơi đó, vùng đó phát triển chậm hoặc thậm chí khơng phát triển.

Những đặc điểm kinh tế nêu trên cho thấy: Chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tân Yên thấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu từng ngành cịn chậm. Hoạt động dịch vụ nơng nghiệp vẫn canh tác theo phương thức truyền thống là chủ yếu, chưa phát huy hết hiệu quả. Xuất khẩu chưa tạo được những sản phẩm mũi nhọn có giá trị lớn và ổn định.

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào nhưng lại thiếu nhiều lao động được đào tạo có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao để tham gia các hoạt động kinh tế có cơng nghệ tiên tiến.

Vì vậy trong thời gian tới huyện Tân n cần có những giải pháp tích cực để thu hút những cơng chức có trình độ cao ở các lĩnh vực như: Tài chính, ngân hàng, kinh tế, khoa học kỹ thuật, … Đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề và việc làm cho người dân.

2.1.2.2 Về văn hóa và xã hội

Theo báo cáo kinh tế - xã hội huyện Tân Yên, đến năm 2019, 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 69/72 trường học đạt chuẩn quốc gia, bằng 95,8%, tỷ lệ hộ nghèo tồn huyện cịn 2,98%. Các hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục thể thao diễn ra sơi nổi và rộng khắp. Phong trào tồn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá với trọng tâm là xây dựng làng, khu phố và gia đình văn hố có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ đạt danh hiệu gia đình văn hố bình năm 2019 là 89,4%; 83,9% số thôn, khu phố đạt danh hiệu làng văn hố cấp huyện năm; 13 thơn, khu phố điển hình “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, 84,9% cơ quan, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, 10 xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới.

Những kết quả và giá trị văn hóa tốt đẹp trên đã tác động đến thái độ, hành vi, ý thức của người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách thuế. Những giá trị văn hóa ở các lễ hội truyền thống được phát huy là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị về tổ chức, hoạt động nơi công sở, là đạo đức và chuẩn mực trong hành vi, lối sống của cán bộ, công chức thuế. Qua đó đội ngũ cán bộ công chức luôn trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với cơng việc, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực với người nộp thuế và công việc được giao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)