7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp trên
3.2.1 Nhóm giải pháp cho Chi cục Thuế khu vực Tân Yên –Yên Thế
3.2.1.1 Hồn thiện cơng tác Tun truyền – Hỗ trợ người nộp thuế
Thực hiện cải cách quản lý thuế, cơ sở kinh doanh sẽ tự khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của mình. Theo đó, trong những năm tới cơng tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cần được được đặt lên hàng đầu và được đẩy mạnh hơn, kết hợp nhiều hình thức cụ thể, sát thực. Công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn hỗ trợ pháp luật về thuế sẽ tạo điều kiện để NNT hiểu về
những quyền lợi mà họ được hưởng từ việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế cũng như những quyền lợi mà họ được hưởng liên quan đến công tác hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế, như được quyền yêu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ về thuế theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thơng”; được đón tiếp trân trọng, thân thiện gần gũi khi giao dịch với cơ quan thuế, cơng chức thuế.
Hồn thiện và đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về thuế còn giúp cho các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân hiểu rõ bản chất của chính sách thuế, nắm rõ các quy định của chính sách thuế, từ đó có trách nhiệm và nghĩa vụ tạo điều kiện giúp đỡ ngành thuế thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, giám sát chặt chẽ hơn việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT.
Để hồn thiện cơng tác truyền, giáo dục, tư vấn hỗ trợ pháp luật về thuế, Chi cục Thuế cần chú trọng thực hiện những biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tun truyền, giáo dục chính
sách, pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT phải phù hợp với nhu cầu của NNT. Theo đó, ngành thuế phải thực hiện tốt phương châm chủ động dự đốn các u cầu có thể phát sinh để có kế hoạch thực hiện sát đúng, phải ln tìm nhu cầu hỗ trợ của NNT bằng nhiều biện pháp khác nhau. Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền theo hướng đảm bảo sự phù hợp với từng giai đoạn của nhiệm vụ quản lý thu thuế. Việc hiểu, dự đoán được yêu cầu cần hỗ trợ của NNT và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ sát, đúng sẽ là điều kiện quyết định kết quả và hiệu quả của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong quản lý thu thuế hiện đại.
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin, tuyên truyền trên phương tiện hiện đại, đặc biệt là xây dựng website của ngành thuế tại Chi cục Thuế khu vực Tân Yên –Yên Thế địa bàn huyện Tân Yên để cập nhật thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, kết quả cơng tác thu ngân sách và tình hình chấp hành luật thuế của NNT, thơng tin về q trình phát triển của ngành thuế, các văn bản quy phạm pháp luật về thuế,... để mọi tổ chức, cá nhân có thể truy cập nắm bắt thơng tin liên quan về chính sách pháp luật thuế để thực hiện.
phát định kỳ trên đài phát thanh, truyền hình, đăng trên các báo, tạp chí nội dung giới thiệu chính sách về thuế, giải đáp các câu hỏi, vướng mắc về thuế... Thường xuyên cập nhật mới nội dung tuyên truyền trên các biển hiệu; thực hiện phát hành các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về nội dung của các sắc thuế, thủ tục hành chính thuế.
Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo, đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để từng bước đưa nội dung giáo dục pháp luật thuế vào trường học và vào hoạt động của đoàn thanh niên.
Hàng năm, xây dựng chương trình và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật thuế, trong đó mở rộng thu hút đối tượng tham gia là người dân, các doanh nghiệp.
Thứ hai, bộ phận “Một cửa” của Chi cục thuế phải là người có đủ năng
lực, trình độ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử để có thể giải đáp được các vấn đề của NNT gặp phải trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Thực hiện tốt quy định về chuẩn mực đạo đức, văn hố cơng sở và văn minh giao tiếp của công chức thuế.
Thứ ba, cải tiến phương pháp tổ chức, cách thức phục vụ của cơ quan thuế
đối với các hình thức trả lời vướng mắc của NNT về chính sách, pháp luật thuế như trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tư vấn hỗ trợ; phân cơng, bố trí cán bộ có năng lực, kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt trực phục vụ công tác tư vấn hỗ trợ NNT.
Đối với việc hỗ NNT qua điện thoại, zalo, email: việc tuyên truyền kiến thức
thuế không chỉ của riêng mỗi công chức làm nghiệp vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ NNT mà còn là tất cả tồn bộ cơng chức trong cơ quan, cách thức liên lạc được sử dụng nhiều nhất kết nối giữa công chức thuế và NNT hiện nay là điện thoại, zalo, gmail. Do đó, khi NNT thắc mắc tại chức năng nhiệm vụ của bộ phận quản lý nào thì sẽ liên hệ trực tiếp qua số điện thoại, zalo tin nhắc, email để được giải đáp một cách chi tiết, nhanh chóng. Đặc biệt là bộ phận kê khai, kế toán thuế và bộ phận quản lý nợ của Chi cục thuế. Việc kết nối qua điện thoại, zalo, email giúp giảm chi phí,
giảm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng giúp NNT giải đáp được thắc mắc của mình.
Đối với việc hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế: bộ phận “Một cửa” luôn túc
trực để sẵn sàng tuyên truyền, giải đáp chính sách và pháp luật thuế, và hướng dẫn NNT tới bộ phận chức năng trong Chi cục thuế khi NNT có yêu cầu, vướng mắc. Tuy nhiên, do số lượng công chức tại chi cục rất ít, chỉ có một cơng chức làm bộ phận “Một cửa” và phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác, vì vậy việc bổ sung thêm nguồn lực cho Chi cục là rất quan trọng.
Thứ tư, tăng cường và nâng cao chất lượng các lớp tập huấn hướng dẫn về
thuế, chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ cho NNT. Cơ quan thuế chủ động hệ thống lại các văn bản, các quy định có liên quan về thuế theo từng sắc thuế, từng nhóm đối tượng có ảnh hưởng để tập huấn giúp cho NNT cập nhật được thơng tin phù hợp với nhu cầu của mình.
3.2.1.2 Hồn thiện cơng tác quản lý thông tin người nộp thuế
Chi cục Thuế khu vực Tân Yên - Yên Thế tiếp tục triển khai kết nối điện tử thông tin đăng ký thuế với Cục thuế và Sở kế hoạch và đầu tư nhằm khai khai thác thông tin về các DN mới, thay đổi thơng tin trong q trình kinh doanh như chia, tách, phá sản, giải thể, tạm ngừng kinh doanh, đóng cửa MST, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác.
Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của DN trên địa bàn, truyền đầy đủ thông tin, dữ liệu của DN để tiến tới xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về NNT, giúp tra cứu, xác minh tình trạng hoạt động dễ dàng cho tất cả các cơ quan thuế, góp phần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các DN.
3.2.1.3 Hoàn thiện Quản lý kê khai và nộp thuế
Khi DN được cấp mã số thuế, cần hướng dẫn tuyên truyền về chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế đặc biệt là các đại lý thuế cung cấp dịch vụ kế toán thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tiến hành lập bộ quản lý thuế GTGT của DN theo phương thức đăng ký kê khai thuế, hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở DN khi chuẩn bị đến hạn nộp tờ khai thuế, ra thông báo đôn đốc nhắc nhở DN khi DN quá hạn nộp thuế mà chưa nộp hồ sơ khai thuế, ra thông báo đôn đốc nhắc nhở lần 2 nếu NNT vẫn không nộp, quá 2 lần đôn đốc chuyển kiểm tra yêu cầu xác minh trụ sở hoạt động của DN.
Cần rà sốt các DN có hoạt động xây dựng cơ bản vãng lai để đôn đốc nhắc nhở nộp tờ khai, và nộp thuế vào NSNN, khơng để bỏ sót quản lý nguồn thu.
Công chức được phân công phụ trách mảng kê khai DN kiểm tra tính đầy đủ, lỗi số học, các lỗi cơ bản khác thường gặp để kịp thời nhắc nhở NNT sửa đổi, bổ sung tờ khai cho đúng thực tế phát sinh của DN.
Việc quản lý sử dụng hóa đơn GTGT rất quan trọng, là căn cứ để khấu trừ thuế hay xác định số thuế phải nộp, do vậy tình trạng mua bán hóa đơn vẫn diễn ra khá phức tạp, khó kiểm sốt đặc biệt thói quen tiêu dùng của người dân là khơng cần hóa đơn, tạo cơ hội cho DN xuất hóa đơn khống cho DN khác làm hóa đơn đầu vào mà khơng kèm hàng hóa, vì vậy cần có quy định, chứng từ phụ trợ trong quản lý nhằm hạn chế vi phạm, đồng thời tuyên truyền tới người dân ý thức của việc mua hàng phải nhận lại hóa đơn góp phần việc chống thất thu cho NSNN, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện các bước kê khai, nộp thuế bằng hình thức điện tử. Kế tốn các DN trên địa bàn huyện Tân Yên, vẫn giữ thói quen đến làm việc trực tiếp với cơ quan thuế như đề nghị tra sốt, nộp tiền. Vì vậy, cần thay đổi thói quen của các DN, tiến tới thay thế các hồ sơ bằng giấy: nhắc nộp tờ khai bằng hình thức điện tử, giấy xác nhận số nộp ngân sách bằng hình thức điện tử, các thư tra soát điều chỉnh chứng từ bằng hình thức điện tử; vừa nhanh chóng, đảm bảo chính xác và góp phần cải cách thủ tục hành chính thuế, giảm giờ giao dịch với cơ quan thuế. Đặc biệt, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan thuế và DN trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ kê khai (iHTKK), ứng dụng thuế điện tử (eTax); thường xuyên cập nhật, nâng cấp phần mềm; hay trên các trang trực tuyến
cơng có liên kết với cơ quan thuế, nhằm hỗ trợ tối đa NNT trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
Hồ sơ khai thuế cần được bổ sung, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết, phù hợp với từng nhóm DN giúp DN dễ thực hiện, làm chi phí trong q trình tn thủ pháp luật thuế; giúp việc quản lý của cơ quan thuế đơn giản và nhanh chóng hơn, một số lượng nhỏ cơng chức quản lý tất cả các DN trên địa bàn.
Tuyên truyền, triển khai tới từng DN nộp thuế bằng hình thức điện tử như: Internetbanking, ủy nhiệm chi, thuế điện tử eTax, trên trạng dịch vụ công quốc gia,… tiến tới xây dựng quản lý thuế theo hướng không dùng tiền mặt. Đồng thời phối hợp với Kho bạc nhà nước xử lý kịp thời các chứng từ nộp tiền vào NSNN, các chứng từ điều chỉnh sai sót do DN nộp nhầm, hay lỗi hệ thống đã trừ tiền mà chưa vào NSNN, hay việc đẩy sai cơ quan quản lý thu.
Đặc biệt, cần xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn cũng như khuyến khích, tun dương NNT có tính tn thủ tốt, nộp đầy đủ thuế vào NSNN, khơng có tình trạng nợ đọng thuế bằng nhiều hình thức như: trao bằng khen, thơng tin trên các đài truyền hình, trang Cục thuế,…
Hàng tháng, đánh giá công tác xử phạt vi phạm hành chính do các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế theo chuyên đề kiểm tra nội bộ nhằm đánh giá công tác quản lý một cách khách quan, đồng thời bổ sung các quyết định xử phạt những trường hợp còn thiếu. Và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm của công chức quản lý.
3.2.1.4 Hồn thiện cơng tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Đầu năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thuế của tỉnh Bắc Giang là công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Mục tiêu, cuối năm tỷ lệ nợ đọng cuối năm dưới 5%.
Tiếp tục thực hiện nghiêm các bước quy trình đơn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tiếp tục rà soát hồ sơ, đối chiếu nợ thuế để thực hiện khoanh nợ, xóa nợ (theo Nghị quyết 94/2019/QH14, Thông tư 69/2020/TT-BTC) đợt 2.
Xây dựng chỉ tiêu thu nợ năm 2021, giao đến từng cán bộ, lãnh đạo gắn trách nhiệm xử lý thu nợ đọng cho từng cán bộ, cơng chức được phân cơng. Theo đó, các cán bộ quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm đơn đốc, nhắc nhở NNT, hạn chế tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, chây ì nợ thuế và là một yếu tố để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng tháng, quý, năm.
Hàng tháng, rà soát các trường hợp NNT nợ thuế đến ngưỡng cưỡng chế nợ thuế, lập danh sách đôn đốc và ra quyết định cưỡng chế từ 4-5 DN đối với những DN chây ì tiền thuế trên mỗi địa bàn huyện.
Hàng tháng, áp dung hình thức điện tử ra thông báo mẫu 07 bằng cách gửi email đến từng DN, nhắc nhở bằng điện thoại đối với tất cả các DN còn nợ đọng thuế trên địa bàn, từ đó DN đối chiếu nợ trên trang eTax phân hệ DN từ đó giải quyết các vấn đề về nợ đọng, nợ ảo. Tư vấn cho các DN về chính sách gia hạn theo Nghị định 52/NĐ-CP để được gia hạn tiền thuế trong đó có thuế GTGT, vừa xử lý nợ cũ vừa giúp DN có thể sử dụng tiền thuế được gia hạn vào mục đích sản xuất kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid hiện đang diễn ra phức tạp.
Xác định tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt,.. (nếu có) cho các DN xin xác nhận hồn thành nghĩa vụ thuế, khơng cịn nợ đọng thuế để DN nộp đầy đủ nghĩa vụ của mình với NSNN để tham gia đầu thầu các dự án.
Cơng tác tun truyền, hỗ trợ chính sách thuế cũng được bộ phận nợ phối hợp khi NNT gọi điện, gửi email để đối chiếu nợ đọng, hay do kê khai bổ sung do sai sót dẫn tới phát sinh tiền chậm nộp, giải thích chi tiết cho DN tình trạng nợ thuế và số thuế chậm nộp phát sinh để NNT có hướng giải quyết nộp đầy đủ số thuế cho NSNN.
Hàng tháng, thực hiện phân loại nợ theo tuổi nợ, nợ khó thu đối với những trường hợp đóng MST nhưng chưa hồn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST, để áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu nợ phù hợp theo quy trình. Đơn đốc thu nợ dứt điểm các khoản nợ dưới 90 ngày, xem xét xử lý các trường hợp để nợ đọng trên 90 ngày. Gửi danh sách phối hợp với ngân hàng, Kho bạc nhà nước trên địa bàn những DN chây ì, nợ thuế và khơng có ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật thuế để thực
tiện thông tin đại chúng các trường hợp chây ì, nợ thuế, cố ý trốn tránh tiền nợ thuế,…
Luật Quản lý thuế quy định rõ về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT; thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, như: quy định cơ quan thuế được quyền xem xét cho phép NNT được gia hạn nộp thuế, xoá nợ thuế trong những điều kiện nhất định; quy định NNT phải nộp phạt theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền thuế nộp chậm; quy định thu nợ từ bên thứ ba; quy định ngân hàng phải cung cấp số tài khoản và các giao dịch liên quan đến tài khoản của NNT và thực hiện quyết định cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế đối với NNT. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các nội dung này trên thực tế, trong thời gian tới cơ quan thuế cần tiếp tục thực hiện tốt biện pháp sau:
Rà soát, phân loại các khoản nợ thuế theo tiêu chí cụ thể (theo tuổi nợ, nguyên nhân nợ thuế...), nghiên cứu đề xuất biện pháp xử lý các khoản nợ thuế khó