Tổ chức quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel (Trang 130 - 132)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

3.3.4. Tổ chức quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Tổng cơng ty viễn thơng Viettel

a. Hồn thiện tổ chức quản trị thị trường chiến lược

Thị trường viễn thơng những năm qua có sự thay đổi rất nhanh chóng cả về quy mơ thị trường, cơng nghệ sử dụng và xu hướng dịch vụ. Vì vậy, Viettel Telecom cần có ngay chiến lược ứng phó, khơng thể chậm trễ trước những thay đổi này của môi trường kinh doanh. Để có được chiến lược ứng phó nhanh với thị trường, sau khi nắm bắt được sự biến động của môi trường kinh doanh, Viettel Telecom cần phải xây dựng cho đội ngũ nhân sự quản trị thị trường chiến lược một tinh thần ham học hỏi, một văn hóa sáng tạo, đổi mới, đủ kiến thức, tư duy mới để biết đối thủ đang làm gì. Chính vì thách thức ln thay đổi nên muốn đưa Viettel Telecom đến tầm cao mới, thành công mới, các nhà quản trị cần phải có kế hoạch điều chỉnh chiến lược. Song, nếu chỉ có chiến lược cũng chưa đủ. Thực tế có khơng ít doanh nghiệp tuy đưa ra chiến lược rất hay nhưng doanh nghiệp vẫn không tạo được sự thay đổi và vẫn luẩn quẩn trong khó khăn, nguyên nhân chính là do khơng có người thi hành chiến lược. Để có đội ngũ này, Viettel Telecom nhất thiết phải có bộ phận quản trị thị trường chiến lược. Bộ phận quản trị thị trường chiến lược của Viettel Telecom có thể tồn tại dưới hình thức một bộ phận riêng biệt có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận chức năng khác của Viettel Telecom hoặc tồn tại dưới hình thức là một chức năng chính của một bộ phận có liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường. Tác giả xin đề xuất mơ hình tổ chức nhân sự quản trị thị trường chiến lược cho Viettel Telecom như hình 3.3 dưới đây. Theo đó:

- Bộ phận thơng tin: Chúng ta đã biết các nhân tố quyết định cần phải được xác định trước. Thơng tin có thể được thu thập từ hai nguồn: thông tin nội bộ doanh nghiệp, thông tin từ bên ngồi. Bộ phận thơng tin có thể thu thập thơng tin qua bộ phận chun trách, qua phịng kinh doanh, phòng thị trường, phịng kế tốn của doanh nghiệp…Thơng tin được tổng hợp, xử lý, chắt lọc và phân tích những điều cần thiết nhất cho nhà quản trị kiểm sốt tình hình thị trường chiến lược và ra quyết định chiến lược phù hợp nhất, nhanh nhất, đúng đắn nhất.

Hình 3.3: Mơ hình tổ chức nhân sự quản trị thị trường chiến lược của Tổng công ty viễn thông Viettel

- Bộ phận quản trị Marketing: Sự phát triển liên tục của Viettel Telecom đã làm tăng khả năng đầu tư có hiệu quả vào các chức năng khác của marketing như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và khuyến mãi, dịch vụ khách hàng, có liên quan với hoạt động của lực lượng bán hàng. Bộ phận quản trị Marketing trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các kế hoạch Marketing cho các phương hướng chiến lược do ban lãnh đạo đề ra và chịu sự quản lý trực tiếp từ Ban lãnh đạo của Viettel Telecom. - Bộ phận quản lý ngân quỹ quản trị thị trường chiến lược: Cung cấp chi tiết cũng như cân đối nguồn ngân quỹ cho hoạt động quản trị thị trường chiến lược. Bộ phận này có thể tách rời hoặc được kiêm nhiệm bởi ban quản trị nhưng ln ln rõ ràng và rành mạch trong mọi tình huống và được kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng ngân quỹ thường xuyên.

- Bộ phận kiểm tra kiểm soát quản trị thị trường chiến lược: Cực kỳ cần thiết để đảm bảo các chiến lược đưa ra là hợp lý, có cơ sở và đem lại hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo tính khách quan nhằm đưa ra được quyết định chiến lược, bộ phận này có thể bao gồm các thành viên quản trị nhất định thuộc các bộ phận khác đánh giá, kiểm tra, kiểm soát thị trường chiến lược.

b. Tổ chức ngân quỹ quản trị thị trường chiến lược

Nhà quản trị Bộ phận thông tin Bộ phận quản lý quỹ QTTTCL Bộ phận quản trị marketing Bộ phận kiểm tra kiểm soát QTTTCL

Hiện tại, Viettel Telecom chưa hoạch định ngân quỹ cho hoạt động quản trị thị trường chiến lược một cách hiệu quả. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Viettel Telecom như đã nêu ở trên, tác giả xin đề xuất phương án tổ chức ngân quỹ thị trường chiến lược như sau:

- Sử dụng ngân quỹ cuốn chiếu (linh hoạt) thay vì ngân quỹ cố định

Ngân sách và dự báo chi tiết về mặt thống kê:

+ Tiến hành cho năm tới, trải dài qua năm sau cộng thêm 1 quý.

+ Một khi thiết lập, chúng có thể được cập nhật trong từng quý. Các ngân sách cuốn chiếu được thiết lập dựa trên các dự báo cuốn chiếu và các quyết định phân bổ tài nguyên bổ sung.

+ Đưa các nhà quản trị ra xa khỏi mục tiêu cuối năm, giúp cân bằng các tư duy ngắn hạn và trung hạn.

+ Khi các thay đổi về điều kiện thị trường diễn ra, Viettel Telecom có thể nắm lấy cơ hội hoặc tăng nguồn tài nguyên

- Lập ngân quỹ quản trị TTCL theo mục tiêu và nhiệm vụ thực hiện

Đây là phương pháp tốt nhất nhằm thiết lập ngân quỹ quản trị thị trường chiến lược vì nó địi hỏi Viettel Telecom phải xác định được các mục tiêu cụ thể cần đạt được thông qua hoạt động quản trị thị trường chiến lược và các chi phí gắn với hoạt động đó, hơn nữa phải được ra ngân quỹ nhằm đáp ứng chi phí của từng bước thực hiện hoạt động quản trị. Ưu điểm của phương pháp này là ngân quỹ được thành lập sau chứ không phải trước khi các hoạt động quản trị thị trường chiến lược được thực hiện nên sẽ rất phù hợp cho Viettel Telecom với tiềm lực tài chính ở mức vừa phải.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị thị trường chiến lược trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty viễn thông Viettel (Trang 130 - 132)