Các nguyên tắc Quản trị rủi ro xuất khẩu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 31 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Các nội dung lý thuyết cơ bản về Quản trị rủi ro xuất khẩu của

1.2.3. Các nguyên tắc Quản trị rủi ro xuất khẩu

Với tính chất của một hoạt động kinh doanh xuất khẩu, QTRR XK hiệu quả sẽ giúp DN duy trì ổn định nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Bởi vậy, hoạt động QTRR XK gắn liền với các nguyên tắc như sau (theo Nguyên lý gốc Quản trị rủi ro)

 Quản trị rủi ro xuất khẩu được gắn với hoạt động quản trị tổng thể, thường xuyên, liên tục:

- Trong quá trình thực thi các biện pháp nhằm kiểm sốt, ứng phó với rủi ro xuất khẩu, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo nội bộ thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm sốt chặt chẽ q trình thực hiện.

- Doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro xuất khẩu phải được thông tin kịp thời đến các cấp quản lý có trách nhiệm.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các chính sách quản trị rủi ro xuất khẩu và các tiêu chuẩn liên quan.

 Ra các quyết định xử lý rủi ro xuất khẩu ở cấp thích hợp.

Chính sách quản lý rủi ro xuất khẩu của Doanh nghiệp nên đưa ra cách tiếp cận riêng của mình tương thích với mức độ chấp nhận rủi ro. Các chính sách cũng nên đặt ra trách nhiệm quản lý rủi ro trong từng bộ phận, trong toàn bộ tổ chức.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có trách nhiệm xác định, định hướng chiến lược của doanh nghiệp và có biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu tối đa xác suất rủi ro và tác động vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

- Bộ phận kinh doanh - xuất khẩu: các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần thực thi kiểm soát rủi ro hoạt động, có trách nhiệm chính cho hoạt động xử lý rủi ro trên cơ sở hàng ngày.

- Bộ phận quản trị rủi ro: bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách cũng cần thiết lập các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro thích hợp, xử lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và trong hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Phát triển các phương án xử lý tình huống bao gồm cả dự phòng và lâu dài liên tục.

- Kiểm soát nội bộ: bộ phận kiểm toán nội bộ cần thường xuyên đồng phối hợp báo cáo với Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm tra và các bên liên quan đến rủi ro, đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động xử lý rủi ro bằng tính chuyên môn độc lập và khách quan.

 Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí.

- Lợi nhuận và rủi ro là hai mặt gắn liền của hoạt động KD. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập và tồn cầu hố, mức độ cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận ngày càng tinh vi, phức tạp và rủi ro là khơng thể tránh khỏi. Thậm chí, có ý kiến cịn cho rằng, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn.

- Tuy nhiên, chấp nhận rủi ro khơng có nghĩa là thụ động đối với rủi ro, chờ đợi rủi ro mà khơng có biện pháp chủ động phịng tránh. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro một cách có ý thức, tính tốn và xác định được rủi ro, để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Điều đó có nghĩa là khi xây dựng xây dựng kế hoạch kinh doanh XK tổng thể hoặc chi tiết, dài hạn hay ngắn hạn, doanh nghiệp đều phải tính đến yếu tố rủi ro và mức độ tổn thất.

 Đảm bảo nguyên tắc công khai:

Rủi ro có thể xảy ra trong tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, do hành vi ứng xử, tư duy, hành động của các thành viên, bộ phận của doanh nghiệp quyết định. Vì vậy, việc cơng khai rủi ro là rất cần thiết. Chỉ khi nào tất cả các mắt xích trong tập thể cùng hiểu và kiểm sốt được rủi ro thì doanh nghiệp mới phần nào đảm bảo được khả năng hạn chế rủi ro. Ngun tắc cơng khai rủi ro địi hỏi doanh nghiệp phải:

- Công khai những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp - Công khai những rủi ro đã từng xảy ra đối với doanh nghiệp

- Định hướng cho các thành viên về phương pháp phân tích, phát hiện, kiểm sốt, giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

 Phân tách người chấp nhận rủi ro và kiểm soát rủi ro:

Đây là nguyên tắc tạo ra một môi trường kinh doanh XK có kiểm sốt. Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một bộ phận kiểm soát rủi ro độc lập, có trách nhiệm tư vấn, xác định rủi ro tiềm ẩn. Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm soát rủi ro phải được quy định rõ ràng, cụ thể, tránh trường hợp đồng nhất hoặc lệ thuộc vào quyết định và ý chí chủ quan của lãnh đạo cấp cao. Hơn nữa, bộ phận kiểm sốt, thẩm định rủi ro XK này cịn chịu trách nhiệm quản lý cả rủi ro trong và sau quá trình thực hiện giao dịch XK.

 Kết hợp quản trị rủi ro xuất khẩu vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp. - Đảm bảo tích hợp đồng bộ các giải pháp cho rủi ro xuất khẩu dành cho kế hoạch chiến lược và quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Ưu tiên hàng đầu cho việc phân định rủi ro xuất khẩu, tạo nguồn lực và giảm nhẹ rủi ro vốn có trong chiến lược.

- Truyền tải và triển khai chiến lược quản trị rủi ro xuất khẩu một cách nhất quán trên toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)