Ma trận đo lường rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 38 - 47)

Trong đó:

- Ơ I tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện cũng cao;

- Ô II tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện thấp;

- Ô III tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp, nhưng tần suất xuất hiện cao;

- Ơ IV tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện thấp.

dụng cả 2 tiêu chí: Mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, trong đó mức độ nghiêm trọng đóng vai trị quyết định. Vì vậy, sau khi đo lường, phân loại các rủi ro sẽ tập trung quản trị trước hết những rủi ro thuộc nhóm I, sau đó thứ tự sẽ đến nhóm II, III và sau cùng là những rủi ro thuộc nhóm IV.

c. Kiểm sốt – Phịng ngừa rủi ro

Cơng việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro.

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động … để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu các tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể đến với tổ chức.

Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro: - Các biện pháp né tránh rủi ro;

+ Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra: là biện pháp mà Doanh nghiệp chủ động chuẩn bị và lên kế hoạch ứng phó từ trước nhằm né tránh được rủi ro ngay từ đầu.

+ Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro: là biện pháp mà doanh nghiệp hướng tới những biện pháp thay thế khác nhằm ứng phó với các rủi ro đã được doanh nghiệp nhận diện ra.

- Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: là biện pháp nhằm giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại, bao gồm:

+ Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất: Ví dụ trong q trình vận chuyển hàng xuất khẩu, phương tiện vận tải có thể bị chìm, lật, đâm, va chạm... Biện pháp phịng ngừa: Mua bảo hiểm cho hàng hóa.

+ Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro: Ví dụ, trong q trình đàm phán, thực hiện hợp đồng ngoại thương, do năng lực đàm phán của cán bộ còn hạn chế, thiếu những hiểu biết cần thiết về mơi trường văn hóa của đối tác dẫn tới hành xử sai lệch, dẫn tới rủi ro. Biện pháp ngăn ngừa: Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ đàm phán.

+ Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và mơi trường rủi ro:

Ví dụ: Khi DN xuất khẩu tiếp cận thị trường tiêu thụ mới rất khó tránh khỏi sai sót. Biện pháp ngăn ngừa : thơng qua người trung gian thứ 3 để tiếp cận thị trường, tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương.

- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất;

Đây là các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại, bao gồm:

+ Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được: khi kho hàng bị cháy cần cố gắng dập lửa cứu nhưng tài sản chưa bị thiêu hủy.

+ Chuyển nợ: DN XK có thể chuyển bớt nợ sang các công ty bảo hiểm + Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro: Thiết lập hệ thống thơng tin dự phịng; tun truyền, huấn luyện, đào tạo nhân viên các nghiệp vụ về chữa cháy, lũ lụt...

+ Dự phòng: Lập hệ thống máy móc, thiết bị dự phịng,

+ Phân tán rủi ro: đa dạng hóa sản phẩm để phân chia rủi ro và định hướng trong quá trình kinh doanh xuất khẩu

- Các biện pháp chuyển giao rủi ro;

Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng cách:

+ Chuyển giao tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho tổ chức khác

+ Chuyển giao rủi ro thông qua ký kết hợp đồng với người/ tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, khơng chuyển giao tài sản. Ví dụ mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu.

- Các biện pháp đa dạng rủi ro:

Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hóa rủi ro thường được doanh nghiệp xuất khẩu định hướng tới việc đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng... nhằm ngăn ngừa rủi ro.

d. Tài trợ rủi ro

Khi tổn thất xảy ra, trước hết cần theo dõi, giám định tổn thất, xác định được chính xác những tổn thất về tài sản, về nguồn nhân lực, về giá trị pháp lý.

Tiếp đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp, các biện pháp này được chia làm 2 nhóm:

+ Tự khắc phục rủi ro ( lưu giữ rủi ro): người/ tổ chức bị rủi ro sẽ tự mình thanh tốn các tổn thất. Nguồn bù đắp là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với nguồn mà tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hồn trả.

Biện pháp: lập quỹ tự bảo hiểm và lập kế hoạch tài trợ tổn thất một cách khoa học.

+ Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản/ đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra đầu tiên phải làm khiếu nại địi bồi thường.

Ngồi những biện pháp trên, DN cịn có thể nhận được sự tài trợ từ Chính phủ, cấp trên hay các tổ chức có liên đới...

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro xuất khẩu của Doanh nghiệp.

Có rất nhiều yếu tố dẫn tới rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, trong đó có 2 nhóm yếu tố chính bao gồm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

1.3.1. Các yếu tố khách quan.

Yếu tố khách quan là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

 Yếu tố tài chính (tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái...): sự biến động liên tục và khó lường trước được của hệ thống tài chính trên thế giới và trong nước được coi là những yếu tố khách quan mà mỗi DN XK thường xuyên gặp phải và khó có thể kiểm sốt được nếu khơng có các chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ. Hầu hết các DN XK đều bị tác động bởi các yếu tố này do vậy quy trình QTRR thường gặp rất nhiều khó khăn.

 Nhà cung cấp, khách hàng:

Nhà cung cấp và khách hàng ngoại thương là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hoạt động kinh doanh XK của DN. Từ phía các nhà cung cấp, rủi ro rất dễ xảy ra nếu NCC không cung cấp đầy đủ và đúng hàng hóa cho DN, khiến DN gặp khó khăn trong việc sử dụng NL đầu vào; mặt khác rủi ro từ phía khách hàng xảy ra nếu họ khơng có khả năng thanh tốn cho DN theo như hợp đồng đã cam kết, hoặc đột ngột chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khiến DN gặp nhiều tồn thất.

 Các đối thủ cạnh tranh, hàng hóa, dịch vụ thay thế, các đối tác trong chuỗi giá trị:

Các đối thủ cạnh tranh và hàng hóa- dịch vụ thay thế cũng là các yếu tố gây ảnh hưởng tới quá trình QTRR XK của DN. Sự gian lận hay chiếm lĩnh, tranh giành thị trường hoặc đánh cắp bản quyền sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh cho DN, hoặc nặng hơn cũng sẽ gây ra tổn thất và rủi ro cho các hợp đồng ngoại thương của chính DNXK.

 Các bên liên quan khác như: người lao động, cộng đồng, mơi trường, an tồn và các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

DN XK có thể gặp phải các rủi ro nếu vi phạm sử dụng lao động,an toàn lao động hoặc các quy định về mơi trường – khí hậu trong q trình sản xuất – tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu được quy định tại chính thị trường xuất khẩu. Tổn thất mà DNXK mắc phải trong trường hợp này đó chính là đánh mất bạn hàng hoặc nghiêm trọng hơn là đánh mất thị trường xuất khẩu, bị nghiêm cấm không được xuất khẩu mặt hàng đó theo thời hạn hoặc vơ thời hạn.

 Các nguyên nhân bất khả kháng: chẳng hạn như yếu tố về môi trường, thời tiết, văn hóa, chính trị, đạo đức....đều là những yếu tố không thể tránh được và DN sẽ phải chấp nhận rủi ro này.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan.

Có nhiều nguyên nhân nội tại từ phía bản thân Doanh nghiệp XK có thể mang lại rủi ro cho DN. Những ngun nhân chính có thể liên quan tới việc sử dụng lao động trong DN, hệ thống quản lý và kiểm soát chuỗi cung kém hiệu quả trong DN hay là năng lực phân tích, dự báo rủi ro trong DN cịn hạn chế, khơng theo kịp những biến động trên thị trường XK... đều đem đến rủi ro cho chính các DN xuất khẩu đó.

 Về nhân lực:

- Ban quản trị, các cấp quản trị:

+ HĐQT, Giám đốc hay Giám đốc điều hành đều là những nhân sự cấp cao đóng vai trị quyết định tới sự tồn tại & phát triển của một DN. Do vậy những nhà QT khơng có năng lực hay tầm nhìn chiến lược, thiếu nhiệt huyết và khơng biết quan tâm tới lợi ích của DN sẽ làm hoạt động QTRR tại DN trở nên thiếu hiệu quả, làm phát sinh vô số rủi ro khơng thể ngăn chặn được cho chính DN đó.

+ Xung đột lợi ích giữa quyền lợi của các cấp quản trị lẫn nhau, như giữa Ban Tổng giám đốc điều hành với hội đồng quản trị; Đại diện cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp... sẽ tạo sai lầm trong chiến lược kinh doanh hay định hướng phát triển sản phẩm của DN, DN khó có thể kiểm sốt được rủi ro và xử lý khủng hoảng.

- Nhân viên, cán bộ XNK: các nhân viên trong tồn DN nói chung hay nhân viên phòng ban kinh doanh – xuất khẩu nói riêng là một yếu tố quan trọng, đóng góp nhiều vai trị trong hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm sốt RRXK. Quy trình QTRR XK thiếu hiệu quả có thể xuất phát từ nhân sự yếu kém về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, thiếu các kỹ năng về ngoại ngữ hay năng lực đàm phán ngoại thương.

 Về vật lực:

- Cơ cấu tài chính, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Thơng qua cơ cấu tài chính và vốn chủ sở hữu của DN, người ta có thể đánh giá được năng lực tài chính của DN đó mạnh hay yếu. Với một DN xuất khẩu nếu có vốn chủ sở hữu ở mức âm hoặc cơ cấu tài chính khơng ổn định sẽ rất dễ đẩy DN vào tình trạng rủi ro khi khơng có vốn để tiếp tục hoạt động; gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu và hoạt động QTRR cho chính DN đó.

+ Quy mơ sản xuất, năng lực sản xuất và yếu tố công nghệ:

Một DN XK nếu có quy mơ sản xuất vừa và nhỏ; năng lực sản xuất thấp và khơng có sự đầu tư vào máy móc, cơng nghệ sẽ rất khó để có thể tồn tại trên thị trường cạnh tranh xuất khẩu bởi yêu cầu vốn lớn. Như vậy nguy cơ các DN đó phá sản, khơng kiếm được khách hàng hoặc quy trình QTRR sẽ rất khó khăn bởi DN rất dễ gặp phải nhiều rủi ro.

 Về tài lực:

- Năng lực quản trị nội bộ; năng lực tổ chức, điều hành và quản lý doanh nghiệp:

Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hoạt động QTRR xuất khẩu của DN. Khi có sự hạn chế, yếu kém hoặc sai sót về một số kỹ năng như phân tích tiếp cận thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu; dự báo thị trường xuất khẩu; hoặc thiếu cập nhật về thị trường xuất khẩu, luật pháp quốc tế, các chính sách nhà nước… tất cả đều có thể khiến DN khó kiểm sốt rủi ro và xử lý được vấn đề nếu có khủng hoảng xảy ra .

- Công nghệ của Doanh nghiệp: một DN xuất khẩu nếu công nghệ sản

xuất yếu kém, lạc hậu sẽ gây ảnh hưởng tới quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm xuất khẩu của DN, DN sẽ gặp rủi ro về

- Quy trình và các hệ thống quản lý nội bộ: quy trình và hệ thống quản lý chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ hay chưa khép kín có thể gây nên nhiều rủi ro trong hoạt động kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong DN XK gỗ, nếu thiếu các hệ thống quản lý về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng ngoại thương (ISO, FSC, CoC, BRC…) thì DN khó có thể kiểm sốt được rủi ro về sản phẩm xuất khẩu.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN KỸ

NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH.

2.1. Giới thiệu khái quát về Cơng ty.

2.1.1. Q trình hình thành & phát triển.

 Tiền thân là Xí nghiệp tư doanh chế biến gỗ Xuất khẩu Trường Thành tại Dak Lak.

 Năm 1993: Công ty ban đầu bắt nguồn từ xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk với khoảng 30 công nhân.

 Năm 2000: Thành lập Công ty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi đầu tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu

 Năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi thành Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, đến tháng 11 năm 2007 được chuyển thành Cơng ty Cổ phần Tập đồn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.

 Ngày 18/02/2008, cơng ty chính thức niêm yết tại Sở GDCK Thành Phố Hồ Chí Minh với khối lượng niêm yết 15 triệu cổ phiếu với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Mã chứng khoán giao dịch: TTF.

 Hiện tại đến năm 2016, tập đồn Trường Thành có 13 cơng ty với 8 nhà máy sản xuất và chế biến gỗ, công ty trồng, công ty quản lý cụm doanh nghiệp và trung tâm huấn luyện và đào tạo ngành công nghiệp gỗ. Trường Thành đã phát triển thành một Tập Đoàn lớn mạnh với hơn 1.257 lao động trực tiếp và khoảng 1000 lao động gián tiếp mà đa phần còn rất trẻ, năng động và ham học hỏi.

Tên tiếng Việt: Cơng ty Cổ phần Tập đồn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Tên tiếng Anh: Truong Thanh Furniture Corporation

Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF

Logo chính thức:

Vốn điều lệ: 1.446.078.400.000 đồng (một nghìn bốn trăm bốn mươi sáu tỷ,

khơng trăm bảy mươi tám triệu, bốn trăm nghìn đồng)

Trụ sở chính:

Đường ĐT747, Khu phố 7, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: (84-650) 3642 004 Fax: (84-650) 3642 006

Email: contact@truongthanh.com

Website: www.truongthanh.com

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.

2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)