Mức độ am hiểu về công cụ tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 74)

Mức độ sử dụng (%) Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng hốn đổi Hồn tồn không am hiểu 8 17 15 12 Ít am hiểu 29 50 49 58 Bình thường 43 23 24 19 Rất am hiểu 22 12 15 14 Cực kỳ am hiểu 0 0 0 0 Tổng cộng 103 103 103 103

Nguồn: Tổng hợp Kết quả điều tra – TTF

Như vậy, TTF quen thuộc hơn với hợp đồng kỳ hạn. Do TTF hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nên cần sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính do biến động tỷ giá. Giải pháp này giúp TTF phòng ngừa rủi ro do biến động giá xuất khẩu khi tham gia vào thị trường giao ngay có hàng thực và giao sau theo từng kỳ hạn.

Về kiểm soát rủi ro thanh toán, “Lập bảng theo dõi về khách hàng” và “Xây dựng chính sách bán hàng trả chậm” là cách thức kiểm soát rủi ro thanh toán phổ biến nhất mà TTF sử dụng. Tuy nhiên TTF còn yếu trong việc đánh

giá hệ số tín nhiệm khách hàng, chưa xây dựng được hệ số chỉ tiêu để đánh giá hệ số tín nhiệm khách hàng trong dài hạn. Bao thanh toán xuất khẩu chưa được sử dụng nhiều ở TTF với 65% ý kiến cho rằng dịch vụ này phát sinh nhiều chi phí, 15% chưa tìm hiểu nhiều về dịch vụ.

Bảng 2.10 : Kiểm soát rủi ro tín dụng thanh tốn

Cách thức Điểm trung bình

Lập bảng theo dõi về khách hàng 4,8

Xây dựng chính sách tín dụng thương mại 4,1

Xây dựng hệ số tín nhiệm về khách hàng 2,7

Sử dụng dịch vụ bao thanh toán 2,1

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra – TTF

TTF chủ yếu đối phó với rủi ro biến động giá bằng cách mua vật liệu dự trữ, đồng thời mua hoặc bán hàng với nhiều đối tác. Tuy nhiên, việc thiết lập kênh phân phối theo chuỗi giá trị giữa nhà cung cấp - doanh nghiệp và nhà phân phối còn yếu.

Với câu hỏi “Khi cân nhắc huy động thêm vốn trong xuất khẩu, ông/bà

căn cứ vào đâu để huy động vốn cho doanh nghiệp”, câu trả lời là sử dụng

phần lớn từ nguồn vốn vay. Điều này phù hợp với cấu trúc tài chính của TTF do loại hình kinh doanh xuất khẩu gỗ ln cần nguồn vốn vay lớn . Như vậy rủi ro về chi phí lãi vay cho TTF là rất cao do lãi suất vay từ ngân hàng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn 2012-2014 khiến cho tình hình tài chính của TTF gặp nhiều khó khăn.

Phương án vay mượn bằng ngoại tệ được TTF lựa chọn với điểm số khá cao. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn do nhu cầu nội địa thấp, tín dụng ngoại tệ gắn liền với tăng trưởng xuất nhập khẩu là một điểm sáng trong việc hỗ trợ nền kinh tế. Trong năm 2014, TTF được hưởng lợi từ vay

vốn bằng đơla vì lãi suất vay rẻ, doanh nghiệp tránh được rủi ro lãi suất nhưng sang năm 2015, khi tỷ giá tăng cao, lãi về chi phí vay khơng cân đối được lỗ do tỷ giá tăng.

Khảo sát các báo cáo tài chính, biện pháp sử dụng đồng tiền thứ ba ít biến động trong thanh toán của TTF là thấp, chủ yếu TTF giao dịch xuất khẩu bằng USD. Do đó, điểm cho biện pháp này ở mức 1,0.

Doanh nghiệp ít áp dụng biện pháp xuất nhập khẩu song hành bởi trên thực tế, việc sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành hơi khó khăn vì trong thời gian ngắn, rất khó để tìm kiếm hợp đồng xuất/nhập tương tự. Do vậy điểm cho biện pháp này là 1,0.

Bảng 2.11. Kiểm sốt rủi ro tỷ giá bằng các cơng cụ tài chính khác

Diễn giải Điểm trung bình

Dự trữ ngoại tệ 2,4

Mua bán ngoại tệ và VNÐ trên thị trường tiền tệ 1,8

Vay mượn bằng ngoại tệ (thay cho VNÐ) 2,0

Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành (Nếu có hợp đồng xuất hoặc nhập khẩu thì sẽ tạo ra hợp đồng nhập hoặc xuất bằng chính ngoại tệ đó để triệt tiêu rủi ro)

1.0

Sử dụng đồng tiền thứ 3 ít biến động trong thanh toán

1.0

Nguồn: Tổng hợp Kết quả điều tra - TTF

Thông tin và truyền thơng:

Theo kết quả khảo sát, có 70% ý kiến cho rằng khó khăn lớn nhất khi thực hiện quản trị rủi ro xuất khẩu là “thiếu thơng tin về rủi ro có thể phát sinh”.

Kết quả khảo sát phù hợp với kết quả nghiên cứu của E&Y năm 2013. Theo nghiên cứu này, hoạt động theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro tại các

doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện phổ biến, nhất là đối với công tác báo cáo, truyền thơng về rủi ro khi chỉ có 56% số phiếu xác nhận có hoạt động này. Ngồi ra, số liệu khảo sát về công tác truyền thông rủi ro cũng cho thấy chỉ có 43% ý kiến phản hồi cho rằng thông tin về rủi ro tại TTF được báo cáo và truyền thông rộng khắp các bộ phận chức năng, vấn đề báo cáo rủi ro từ cấp độ nhân viên đến ban quản lý cấp cao hơn vẫn chưa được đầy đủ và kịp thời.

Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro xuất khẩu tại doanh nghiệp:

Mức độ tham gia vào công tác quản trị rủi ro của hội đồng quản trị:

Có 66% ý kiến được khảo sát cho biết hội đồng quản trị chỉ tham gia một cách tương đối hoặc không đáng kể vào công tác quản trị rủi ro trong tổ chức. Kết quả khảo sát câu 44 cho thấy doanh nghiệp cho rằng vai trò của hội đồng quản trị xếp sau ban giám đốc và bộ phận quản trị rủi ro của doanh nghiệp.

Hơn nữa, theo kết quả khảo sát, chỉ có rất ít lãnh đạo tại TTF có bằng cấp hoặc chứng chỉ FRM về quản trị rủi ro. Tỷ lệ thành viên trong ban giám đốc có bằng cấp về tài chính kế tốn chỉ chiếm 67%. Trong Bản cáo bạch TTF (2013) cho rằng chỉ có 16% thành viên hội đồng quản trị và quản lý cấp cao được đào tạo một cách bài bản và định kỳ về lĩnh vực quản trị rủi ro. Còn lại, phần lớn chỉ được đào tạo một cách đột xuất (54%) hoặc không nhận được bất kỳ hoạt động đào tạo nào liên quan tới rủi ro (30%).

Kết quả trên cho thấy cho dù hội đồng quản trị tham gia tích cực vào cơng tác quản trị rủi ro, nhưng với thực tiễn cịn nhiều khiếm khuyết trong cơng tác đào tạo, khả năng nắm bắt nhanh và giải quyết những rủi ro trọng yếu còn hạn chế.

Chức năng kiểm soát nội bộ

Với 28/30 câu trả lời bộ phận kiểm soát nội bộ chiụ trách nhiệm về quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF cho thấy TTF đánh giá cao khả năng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát của tác giả, doanh nghiệp đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt nhất ở khía cạnh “giảm khả năng gian lận và cơng bố thơng tin”, tiếp đó lần lượt là “công cụ phát hiện yếu kém trong quản lý” và “công cụ quản lý rủi ro liên quan hoạt động của doanh nghiệp” (57%).

2.2.2.2 Phân tích - đo lường rủi ro:

a. Đánh giá mức độ tác động của rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của gỗ Trường Thành.

Trên cơ sở kết quả thu thập được từ phiếu khảo sát và phân tích rủi ro xuất khẩu thường gặp tại TTF, tác giả tiến hành lập ma trận rủi ro như sau:

Bảng 2.12. Bảng giá trị trung bình điểm đánh giá về xác suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro xuất khẩu tại TTF

Chỉ tiêu Mã số Rủi ro cụ thể Điểm đánh giá Xác suất xuất hiện rủi ro Điểm đánh giá mức độ tác động của rủi ro Xếp hạng mức độ tác động của rủi ro

Rủi ro môi trường R01 Rủi ro do môi trường tự

nhiên 1.00 1.83 20

Rủi ro kinh tế

R02 Rủi ro về pháp lý 2.83 2.00 11

R03 Rủi ro tỷ giá hối đoái 2.17 2.33 5

R04 Rủi ro lãi suất 3.17 2.83 3

R05 Rủi ro giá cả hàng hóa 1.67 2.33 7

Rủi ro trong quy trình xuất khẩu

R06 Rủi ro trong đàm phán hợp

đồng ngoại thương 1.44 1.17 16

R07 Rủi ro trong quá trình thực

hiện hợp đồng 2.33 2.17 10

R08 Rủi ro trong soạn thảo, ký

R09 Rủi ro thanh toán 2.17 2.33 6 R10 Rủi ro trong quá trình vận

chuyển- giao nhận 1.50 1.67 14

Rủi ro mang tính ngành nghề kinh doanh

R11 Rủi ro về nguồn nguyên

liệu 2.67 2.33 4

R12 Rủi ro trong định vị chiến

lược, sản phẩm 3.5 2.83 2

R13 Rủi ro cạnh tranh 2.33 2.17 8

R14 Rủi ro thị trường 2.00 1.50 15

R15 Đối tác 1.67 1.83 13

Rủi ro thông tin R16 Rủi ro thông tin 2.33 2.00 12

R17 Rủi ro đạo đức 1.00 1.17 19

Rủi ro quản trị nội bộ

R18 Rủi ro Quản trị 3.83 3.17 1

R19 Rủi ro nhân sự 2.33 2.17 9

R20 Rủi ro văn hóa DN 1.44 1.17 18

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra – TTF

Bảng 2.13. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá về xác xuất xuất hiện và mức độ tác động của quản trị rủi ro xuất khẩu gỗ Trường Thành

Chỉ tiêu Mã số Rủi ro cụ thể

Đánh giá theo thang điểm tần

suất xuất hiện rủi ro Đánh giá theo mức độ tác động của rủi ro Xếp hạng mức độ tác động của rủi ro Rủi ro môi trường

R01 Rủi ro do môi trường tự

nhiên Thấp Ít nghiêm trọng 20

Rủi ro kinh tế

R02 Rủi ro về pháp lý Trung bình Ít nghiêm trọng 11

R03 Rủi ro tỷ giá hối đoái Cao Nghiêm trọng 5

R04 Rủi ro lãi suất Cao Nghiêm trọng 3

Rủi ro trong quy trình xuất khẩu

R06 Rủi ro trong đàm phán

hợp đồng ngoại thương Thấp Ít nghiêm trọng 16

R07 Rủi ro trong quá trình

thực hiện hợp đồng Trung bình Ít nghiêm trọng 10

R08 Rủi ro trong soạn thảo,

ký kết hợp đồng Thấp Ít nghiêm trọng 17

R09 Rủi ro thanh toán Cao Nghiêm trọng 6

R10 Rủi ro trong quá trình

vận chuyển, giao nhận Trung bình Ít nghiêm trọng 14

Rủi ro mang tính ngành nghề kinh

doanh

R11 Rủi ro về nguyên vật

liệu Cao Nghiêm trọng 4

R12 Rủi ro trong định vị

chiến lược, sản phẩm Cao Nghiêm trọng 2

R13 Rủi ro cạnh tranh Trung bình Ít nghiêm trọng 8

R14 Rủi ro thị trường Trung bình Ít nghiêm trọng 15

R15 Đối tác Trung bình Ít nghiêm trọng 13

Rủi ro thông tin R16 Rủi ro thơng tin Trung bình Ít Nghiêm trọng 12

R17 Rủi ro đạo đức Thấp Ít nghiêm trọng 19

Rủi ro quản trị nội bộ

R18 Rủi ro Quản trị Cao Rất nghiêm trọng 1

R19 Rủi ro nhân sự Trung bình Ít nghiêm trọng 9

R20 Rủi ro văn hóa DN Thấp Ít nghiêm trọng 18

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra – TTF

Theo kết quả đánh giá về xác suất xuất hiện và mức độ tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu giai đoạn 2013-2016 của Gỗ Trường Thành, theo bảng trên ta có 5 rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất đó là:

 Rủi ro tỷ giá hối đoái (R03)

 Rủi ro về lãi suất (R04)

 Rủi ro về nguyên vật liệu (R11)

 Rủi ro quản trị (R18).

Trong 5 loại rủi ro trên, xét về mức độ tác động thì rủi ro quản trị R18 có mức độ tác động tới hoạt động xuất khẩu của TTF rất nghiêm trọng; R03, R04, R12 và R16 có mức độ tác động tới TTF là nghiêm trọng. Mức độ rất nghiêm trọng và nghiêm trọng được đánh giá thông qua việc đánh giá mức độ rủi ro ở bảng 2.12 và việc phân tích rủi ro đã được trình bày ở mục 2.2.2.2.

Những rủi ro này cần được ưu tiên các giải pháp phòng ngừa rủi ro và làm giảm thiểu mất mát thiệt hại nếu nó xảy ra.

Ngồi ra, các rủi ro mà có tác động ảnh hưởng nghiêm trọng tới TTF nhưng xác suất xuất hiện thấp tức là khả năng xảy ra rủi ro là khó xảy ra cũng cần phải được xem xét và đề xuất các giải pháp kiểm sốt chúng.

Ta có bảng xếp hạng mức độ tác động của các rủi ro ảnh hưởng tới chi phí của TTF như bảng 2.13. Việc đề ra các giải pháp ứng phó và kiểm sốt

các rủi ro ấy được ưu tiên theo mức độ xếp hạng tác động của rủi ro là lớn. Do giới hạn về nghiên cứu, luận văn tập trung vào ưu tiên mơ tả các biện pháp ứng phó, phịng ngừa những rủi ro mà khả năng xảy ra cao nhất và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của TTF.

2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro:

Từ việc nhận dạng , phân tích và đo lường rủi ro, TTF đã tiến hành đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro xuất khẩu như sau:

a. Né tránh rủi ro:

Với rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương (R07) với tần suất thấp và mức độ ít nghiêm trọng cho thấy TTF có sự chủ động trong việc né tránh trước khi rủi ro xảy ra. Cụ thể, vào tháng 07/2014, TTF ký kết 01 hợp đồng xuất khẩu gỗ dăm với CPM (UK) với trị giá đơn hàng là 1.920.682,2 USD, trong hợp đồng có điều khoản cho phép đại diện CPM và bên thứ 3 là Công ty giám định quốc tế Omic giám định chất lượng gỗ. Khi có

thơng báo tàu đến lấy hàng, TTF tiến hành cho giám định. Mặc dù bên thứ 3 là Omic đã kiểm tra và xác nhận lô hàng đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn nhưng đại diện của CPM vẫn từ chối thanh tốn và địi hủy hợp đồng. Tuy nhiên cũng vì Omic là cơng ty giám định độc lập, có tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận và quy trình giám định chặt chẽ, hợp pháp; do vậy CPM vẫn phải tiến hành nhận hàng và thanh toán theo điều khoản của hợp đồng.

b. Ngăn ngừa tổn thất:

- Để hạn chế rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu hay các rủi ro xảy ra do môi trường tự nhiên, gây tổn thất lớn cho hàng hóa, TTF đã chủ động mua bảo hiểm nhà xưởng, bảo hiểm hàng tồn kho, thành phẩm, hàng vận chuyển đường biển.

- TTF đã hạn chế và phòng ngừa được những rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ngay từ khâu đào tạo, huấn luyện, nâng ccao trình độ cho cán bộ xuất khẩu thơng qua hình thức đào tạo nhân lực. TTF là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tiên phong đầu tư mạnh mẽ cho công tác huấn luyện Chuyên viên đánh giá chất lượng nội bộ (Internal Auditor) của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008. Chương trình đào tạo và huấn luyện cán bộ xuất khẩu tại TTF 1 năm tối thiểu 20 ngày, bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như thơng thường, TTF cịn chú trọng vào việc đào tạo vào kiến thức về CoC (truy ngược nguồn gốc sản phẩm), các đạo luật Lacey của Mỹ, hiệp định FLEGT của Châu Âu để hạn chế tối đa rủi ro về pháp lý khi tham gia xuất khẩu tại các thị trường này.

c. Giảm thiểu tổn thất:

- Dự phịng rủi ro thanh tốn: Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, với nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn, bên cạnh 2 phương thức thanh toán là D/A và D/P, TTF cịn sử dụng phương thức thanh tốn L/C trường hợp gặp rủi ro.

- TTF tiến hành hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp cùng ngành nhằm đảm bảo chia sẻ rủi ro

d. Đa dạng hóa rủi ro:

Là loại hình doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho nhiều, thị trường khác nhau như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…, cách mà TTF phân tán rủi ro trong xuất khẩu chính là hình thức đa dạng hóa sản phẩm.

Với thị trường EU, các mặt hàng xuất khẩu được ưu chuộng bao gồm đồ gỗ ngoại thất, ghế gỗ, nội thất phòng ngủ. Với thị trường Mỹ, lượng tiêu thụ mạnh nhất là các mặt hàng panel, ván lợp, ván sàn, các sản phẩm trang trí.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)