Sơ đồ bộ máy quản trị tại TTF

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 87 - 91)

Trong mơ hình quản trị tại TTF cho thấy được sự phân tách giữa Ban Quản Trị và Ban kiểm soát. Ban kiểm soát tuân thủ bao gồm 32 thành viên, có

Đại Hội đồng cổ đơng

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng Giám đốc

Kiểm sốt tn thủ Phó tổng GĐ thường trực Pháp chế - trợ lý Cung ứng Hành chính – nhân sự Kế tốn – tài chính Kinh doanh Sản xuất Kế hoạch – điều độ - kho vận

trách nhiệm tư vấn những rủi ro tiềm ẩn trước – trong và sau quá trình thực hiện giao dịch kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời thông qua bộ phận Pháp chế - trợ lý, thực hiện quá trình đối chiếu và soát xét các giao dịch ngoại thương giữa TTF và đối tác cũng như cập nhật các quy định về pháp luật, cơ chế, chính sách xuất khẩu tại thị trường xuất khẩu; từ đó đưa ra các kết quả dự báo, phân tích và đo lường mức độ rủi ro tới các cấp quản trị trung gian và quản trị cấp cao; nhằm mục đích chủ động né tránh và tối thiểu hóa các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình xuất khẩu của TTF.

 Kết hợp quản trị rủi ro xuất khẩu vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp. - Có thể thấy, trong giai đoạn 2013-2016, hoạt động kinh doanh xuất khẩu vẫn là hoạt động chủ lực tại TTF, mặc dù công ty đã có định hướng chuyển đổi phát triển mảng thị trường nội địa với phân khúc sản phẩm giá rẻ hơn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, việc hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát trong quản trị xuất khẩu đã trở thành tiêu chuẩn cho các hoạt động quản trị khác tại TTF như sản xuất, chế biến…

- Công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực cho các cán bộ xuất khẩu tại TTF được phổ biến ở tất cả các cấp quản trị từ quản trị cơ sở đến quản trị cấp cao. Mỗi năm TTF có 20 buổi đào tạo huấn luyện cán bộ xuất khẩu tại công ty, ngoài ra đối với quản trị cấp trung và cấp cao, TTF còn thường xuyên cử các cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài với mong muốn quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF có hiệu quả, đồng bộ hơn với mơi trường kinh doanh quốc tế.

- Các giải pháp và chiến lược quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF đều được nhất quán, với việc ứng dụng các tiêu chuẩn CoC, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, FSC®-C011411 và BRC vào vận hành sản phẩm xuất khẩu cho thấy được sự đồng bộ trong quy trình quản lý tại TTF.

2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro xuất khẩu của Cơng ty Cổ phần Tập đồn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Nhìn chung, qua quá trình điều tra cho thấy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và quản trị rủi ro xuất khẩu thì ưu điểm lớn nhất của công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành trong nghiên cứu và thực hành quản trị rủi ro đó là DN đã rất sớm quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro xuất khẩu.

2.3.2. Những ưu điểm.

Đối với trong nước, Cơng Ty Cổ Phần Tập Đồn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành là một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành gỗ và xuất khẩu gỗ Việt Nam. TTF sở hữu năng lực sản xuất lớn, quy trình sản xuất hoạt động gần như khép kín cùng với chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã đưa TTF trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường xuất khẩu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ, TTF đã sớm quan tâm đến hoạt động QTRR xuất khẩu tại doanh nghiệp.

 Về nhận dạng rủi ro:

- Là DN có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên các khâu trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương của TTF khá chặt chẽ và đồng bộ, tuân thủ đúng quy trình và có sự phối hợp đồng đều giữa các phòng ban liên quan. Do vậy hầu như trong quy trình này TTF đều khó phát sinh những rủi ro.

- Bộ phận kiểm soát rủi ro tại TTF tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động tại khối Kinh doanh – Xuất khẩu, nhờ đó mà các tài liệu và số liệu về rủi ro thường sát thực và đầy đủ; việc phân tích, đánh giá và nhận dạng rủi ro trở nên chủ động hơn.

- Bên cạnh đó, TTF cũng tích cực và chủ động trong việc nghiên cứu thông tin về nhà cung cấp, các đối tượng khách hàng, về thị trường cũng như xu hướng thiết kế sản phẩm; chủ động hợp tác và trao đổi thông tin với các cơ

quan nhà nước, các bộ ngành liên quan và Hiệp hội gỗ lâm sản trong nước… nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động nhận dạng rủi ro.

+ TTF có bộ phận Marketing chuyên biệt để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu văn hóa kinh doanh – tập quán tiêu dùng – hành vi mua hàng,nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và xu hướng sản phẩm. Do đó, hiện nay TTF ln có các đơn hàng hằng năm lớn hơn năng lực sản xuất của mình khoảng 30% và xuất khẩu được hơn 80% sản phẩm do TTF tự thiết kế.

+ TTF đầu tư khá nhiều cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại quốc tế với nhiều lần tham gia Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ, Nhật, Đức và Singapore… nhằm nâng cao tiếp cận trực tiếp thị hiếu người tiêu dùng, bản chất và sự phức tạp của thị trường nơi mà TTF có thị trường xuất khẩu. Điều này cho thấy sự chủ động trong việc nhận dạng rủi ro thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho TTF.

 Về phân tích – đo lường rủi ro:

TTF thực hiện phân tích, đo lường RR bằng công cụ Báo cáo rủi ro thường xuyên thay vì hàng quý như trước:

+ Báo cáo kiểm toán hàng tuần, hàng tháng:

Báo cáo kiểm tra tính tuân thủ và kiểm soát nội bộ được lập cho hoạt động vay nợ và theo dõi chi tiết về khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của TTF. Báo cáo này được trình BĐH hàng tuần và trình tiểu ban QTRR trực thuộc HĐQT khi được u cầu, trong đó q trình kiểm tốn được đánh giá khách quan và độc lập bởi một bên thứ ba.

+ Báo cáo Danh mục rủi ro hàng tháng:

Báo cáo được lập nhằm mục đích hỗ trợ những người chủ trì quản trị rủi ro trong việc nhận diện, theo dõi và xử lý các rủi ro hiện hữu và rủi ro cịn lại. Thơng qua Danh mục Rủi ro, báo cáo về các rủi ro đơn lẻ, biện pháp xử lý hiện tại, rủi ro còn lại và biện pháp xử lý rủi ro yêu cầu được đệ trình tới tất cả

những người chủ trì quản trị rủi ro (cấp phịng ban), BĐH và HĐQT định kỳ hàng tháng. Điều này thúc đẩy quá trình quản trị rủi ro, góp phần tăng cường cơng tác quản trị doanh nghiệp. Các rủi ro này được quản trị thơng qua các cuộc kiểm tra tính tn thủ và kiểm sốt nội bộ nhằm duy trì mơi trường kiểm soát hữu hiệu và hiệu quả trong TTF.

 Về hoạt động kiểm soát – tài trợ rủi ro:

Năm 2016, sau khi thay đổi bộ máy quản lý mới tại TTF thì theo đó, hoạt động kiểm sốt rủi ro tại TTF cũng có sự thay đổi tích cực về cơ cấu tổ chức, thể hiện qua việc hợp nhất Ban điều hành (BĐH) và thiết lập thêm các cấp báo cáo rủi ro. Tuy nhiên việc tổ chức và hoạt động của bộ máy QTRR vẫn chưa được cụ thể hóa và chi tiết thành một chương trình. Điều này cho thấy TTF đã bắt đầu thực sự quan tâm tới QTRR và hoạt động kiểm sốt RR có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)