Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 28 - 31)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục

1.2.1. Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS

Lập“dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS là dự trù các khoản chi NSNN bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Công tác này thực hiện tốt sẽ cho biết tương đối chính xác số chi thường xuyên cần phải bỏ ra từ NSNN trong một khoảng thời gian để thực hiện những công việc đã được hoạch định sẵn cho giáo dục THCS. Lập dự tốn là khâu khơng thể thiếu trong hoạt động NSNN, nhất là trong nền kinh tế thị.trường đầy biến động, cơng cụ dự tốn càng trở nên có ý nghĩa, bởi nó cho phép dự báo nguồn lực cần có đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngành giáo dục ở cấp THCS để chủ động trước mọi tình huống..

* Căn cứ lập dự toán:

- Các“nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể là các nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS;

- Chính sách, chế độ chi thường xuyên NSNN, cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện , chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan có thẩm quyền ban hành, định mức phân bổ chi ngân sách do HĐND cấp tỉnh

- Số liệu thẩm tra dự toán chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS cấp Quận/Huyện do UBND tỉnh thơng báo;

- Tình hình thực hiện dự tốn chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS năm trước, ước tính dự tốn năm hiện hành;

- Báo cáo dự toán NSNN của các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục THCS sử dụng NSNN.”

* Trình tự lập dự tốn chi thường xun NSNN cấp Quận/Huyện :

- Phịng“Tài chính kế hoạch phối hợp với cơ quan thuế tính tốn các khoản chi thường xuyên NSNN trên địa bàn;

- Các ban ngành, tổ chức thuộc UBND Quận/Huyện căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiến hành lập dự tốn chi của đơn vị, tổ chức mình;

- Phịng Tài chính kế hoạch tổng hợp lập dự toán chi và cân đối chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện trình UBND ngang cấp báo cáo Thường trực HĐND ngang cấp để xem xét, cho ý kiến gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính-Kế hoạch tỉnh tổng hợp, kiểm tra, ra quyết định về việc giao kế hoạch chi chính thức cho chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện. UBND tỉnh quy định thời gian báo cáo dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện;

- Quyết định dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện: Dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện sau khi được HĐND cùng cấp quyết định giao dự toán, UBND cùng cấp báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính-Kế hoạch tỉnh và cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tổ chức thực hiện.”

1.2.2. Chấp hành phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện

Q trình thực hiện dự tốn chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện trong năm ngân sách được tiến hành cụ thể như sau:

Theo Luật NSNN số 83/2016/QH13 : “Mọi khoản chi của chi thường xuyên

NSNN cấp Quận/Huyện đều phải thực hiện thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước (KBNN). Vì vậy, phải tiến hành mở tài khoản ngân sách để giao dịch tại KBNN. Chủ tài khoản là chủ tịch UBND Quận/Huyện (hoặc là người được ủy quyền), chủ

tài khoản và kế toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện phải đăng ký chữ ký tại KBNN”.

UBND“Quận/Huyện thực hiện phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện theo phương án phân bổ và dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện được HĐND quyết định gửi KBNN nơi giao dịch để nhập liệu để làm căn cứ thanh tốn, gửi báo cáo cho Sở Tài chính – Kế hoạch tỉnh.

Cơng tác chấp hành dự tốn gồm các bước sau:

- Bước 1: Lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện quý, phân

chia hàng tháng

Căn cứ vào dự toán năm đã được HĐND Quậ/Huyện quyết định, UBND cùng cấp tiến hành lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện theo từng quý, chi tiết theo từng tháng, gửi KBNN tỉnh nơi giao dịch trước ngày đầu mỗi quý.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện thu ngân sách Thành phố

Phịng Tài chính kế hoạch phối hợp cùng cơ quan Thuế, các tổ, đội thuế (nếu có) tiến hành thực hiện cơng tác thu các khoản thu trên địa bàn. Chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện phải đảm bảo thực hiện theo dự toán và các khoản phát sinh đã được phê duyệt, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản được phân công và nộp vào tài khoản ngân sách tại KBNN.

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân nộp thuế vào ngân sách, căn cứ vào thông báo của cơ quan Thuế hoặc Phịng Tài chính kế hoạch lập giấy nộp tiền (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) thông qua trang thuế nộp trực tuyến, nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp vào KBNN. Việc thực hiện thu phải sử dụng biên lai thu tiền hoặc sao kê ủy nhiệm thu tại ngân hàng, mở sổ sách theo dõi thu đầy đủ, thực hiện báo cáo về việc sử dựng biên lai hàng tháng đối với cơ quan Thuế và Sở Tài chính tỉnh.

Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch trợ cấp từ ngân sách cấp trên đã được phê duyệt, phịng Tài chính thơng báo số trợ cấp của tháng và cấp lệnh chi chuyển cho chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện thơng qua tài khoản tại KBNN. Việc tính tốn tỷ lệ điều tiết sẽ do KBNN thực hiện. Các khoản chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện hưởng 100% tỷ lệ điều tiết KBNN sẽ chuyển cho Phịng Tài chính kế

hoạch một liên chứng từ, đối với những khoản thu điều tiết (khoản thu được hưởng theo tỷ lệ %) KBNN sẽ lập bảng kê các khoản thu cho chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện theo từng tháng, đối với thu bổ sung NSNN thì nhận giấy báo có.

- Bước 3: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách cấp Quận/Huyện

Việc chi ngân sách phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đảm bảo cho việc hoạt động của bộ máy chính quyền, đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ ổn định chính trị, phát triển KT-XH, an ninh quốc phịng, TTAT xã hội; ln chú trọng đến các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản lương, có tính chất lương cho cán bộ. Các khoản chi phải được kiểm soát chặt chẽ đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung dự tốn (nếu có)

Trong q trình chấp hành ngân sách, có thể có những trường hợp phải điều chỉnh hoặc bổ sung dự toán cho phù hợp với những yêu cầu đặt ra. Điều chỉnh kế hoạch khi: tình hình KT-XH có sự thay đổi hoặc do Nhà nước có những thay đổi về cơ chế chính sách, khi có những biến động lớn xảy ra, có sự thay đổi nhu cầu chi tiêu. Bổ sung dự tốn ngân sách khi có các nguồn thu phát sinh, các nhiệm vụ chi cấp thiết cần giải quyết, khắc phục,… trên cơ sở có nguồn thu phát sinh.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)