Kế toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

1.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục

1.2.3. Kế toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện

UBND“Quận/Huyện thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện theo mục lục NSNN và chế độ kế toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện hiện hành, báo cáo kế toán và quyết toán theo đúng quy định. KBNN là nơi giao dịch thực hiện cơng tác kế tốn chi quỹ chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện theo quy định; định kỳ hằng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, tồn quỹ chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện gửi UBND theo quy định và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND cùng cấp.

Thời gian chỉnh lý quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.

- Bước 1: UBND Quận/Huyện lập báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện hằng năm (theo mẫu biểu số 07 đến mẫu biểu số 12 kèm theo Thơng tư 344 của Bộ Tài chính) giao cho Phịng Tài chính kế hoạch thẩm tra, báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến trước khi được phê chuẩn, đồng thời gửi Sở Tài chính-Kế hoạch tỉnh để tổng hợp. HĐND tỉnh quy định về thời gian gửi báo cáo quyết toán năm của thành phố cho Sở Tài chính-Kế hoạch;

- Bước 2: Quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện được thực hiện theo nguyên tắc số chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện không được lớn hơn số chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện. Phần kết dư chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện là phần chênh lệch thu lớn hơn chi, hết năm ngân sách nếu có kết dư chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện thì toàn bộ số kết dư chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện được chuyển vào chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện năm sau;

- Bước 3: Sau khi HĐND Quận/Huyện phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND, UBND, Sở Tài chính - Kế hoạch tỉnh, KBNN nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu Phòng Tài chính kế hoạch. Sở Tài chính - Kế hoạch tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND tỉnh yêu cầu HĐND Quận/Huyện điều chỉnh.

1.2.4. Thanh tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện

Kiểm tra tài chính các đơn vị dự tốn là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, mang tính chất quyền lực - phục tùng.. Mục tiêu của thanh tra chi thường xuyên NSNN nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

Để kiểm tra dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cần chú ý những nội dung cơ bản sau:

- Kiểm tra các căn cứ xây dựng dự tốn chi: Đó là kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm của địa phương gắn với kế hoạch phát triển KT-XH được cấp thẩm quyền phê duyệt; các văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành, chế độ chi tiêu đặc thù của địa phương.

Căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách địa phương đã được HĐND thông qua, UBND tỉnh quyết định, căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách được cấp thẩm quyền ban hành, các chế độ chi tiêu đặc thù của địa phương do HĐND tỉnh phê chuẩn theo phân cấp của Chính phủ.

- Kiểm tra báo cáo đánh giá tình hình chi ngân sách năm trước: Đây là nội dung khơng thể thiếu được vì đó là cơ sở để đánh giá, so sánh cho việc lập dự toán năm sau. Đặc biệt đối với nhiệm vụ chi thường xuyên thông thường các khoản chi không biến động nhiều, trừ trường hợp cải cách tiền lương theo chế độ. Cần căn cứ vào dự toán của cấp trên giao; dự toán được HĐND quyết định, các khoản điều chỉnh tăng, giảm trong đó lưu ý các khoản tăng chi từ nguồn dự phòng, nguồn tăng thu của ngân sách địa phương; nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên và các khoản giảm theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Kiểm tra việc bảo đảm thực hiện tuân thủ các nguyên tắc lập dự toán: Cần lưu ý đến tốc độ tăng chi thường xuyên phải phù hợp với các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của UBND cấp trên hướng dẫn hàng năm. Tốc độ tăng chi thường xuyên thông thường phải cao hơn so với thực hiện năm trước, song phải thấp hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển; các nhóm tăng chi theo thứ tự ưu tiên khác nhau, trong đó lưu ý chi giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường phải bằng hoặc cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao, chi hành chính phải tiết kiệm và có mức tăng hợp lý song không đồng đều giữa các cơ quan; bảo đảm thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do cấp có thẩm quyền ban hành, kể cả chế độ chi tiêu đặc thù theo nghị quyết của HĐND ở địa phương; bảo đảm thực hiện các định mức phân bổ ngân sách theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

- Khi kiểm tra dự toán chi thường xuyên cần làm rõ các quan hệ tỷ lệ: tổng chi thường xuyên trong mối quan hệ cân đối với tổng số chi và chi thường xuyên với chi đầu tư phát triển. Kiểm tra tốc độ chi thường xuyên so với cùng kỳ năm trước và so với tốc độ tăng chi chung; sau đó đến kiểm tra chi tiết các nhiệm vụ chi thường xuyên chủ yếu...

- Việc kiểm tra dự toán chi tiết các nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách địa phương tập trung chính vào một số khoản chi chủ yếu như dự toán chi giáo dục - đào tạo, y tế, chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế, chi bảo đảm xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi nhiệm vụ chi đều quan trọng và cần thiết nhằm duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền và sự phát triển của xã hội trong phạm vi NSNN phải đài thọ. Song khi kiểm tra dự toán chi từng lĩnh vực cần phải dựa vào nguyên tắc, căn cứ, phương pháp phù hợp với từng lĩnh vực chi.

- Kiểm tra quyết tốn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách địa phương cơ bản giống như kiểm tra dự toán chi thường xuyên cần kiểm tra tính chính xác và pháp lý của các khoản chi, bảo đảm khớp đúng với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng khoản muc, nội dung chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm). Kiểm tra quyết toán chi các cấp ngân sách cần chú ý đến những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa quyết toán chi với dự toán; sự điều chỉnh, chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau, các khoản chi từ nguồn dự phịng, các nội dung chi khơng thuộc nhiệm vụ, nội dung chi của ngân sách cấp mình, tại các đơn vị dự tốn cần kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi (có trong dự tốn NSNN được giao, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi, kiểm tra các nội dung chi được quyền tự chủ, không tự chủ, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước. „

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS Quận/Huyện cho giáo dục THCS

1.3.1. Các yếu tố chủ quan

(1) Mức độ phát triển kinh tế và thu nhập của các tổ chức kinh tế, người dân địa phương

Mức độ phát triển KT-XH của địa phương có ảnh hưởng quan trọng tới chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên NSNN của địa phương cùng cấp. Bởi lẽ, chính mức độ phát triển KT-XH của địa phương sẽ ảnh hưởng có tính chất chi phối tới thu-chi NSNN của địa phương, đồng thời cũng là cơ sở để xác định các khoản

phân cấp của NSNN trung ương, NSNN cấp tỉnh đối với NSNN thành phố trực thuộc tỉnh. Ở khía cạnh thu NSNN, mức độ phát triển KT-XH chính là nền tảng để tăng thu NSNN địa phương,“phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của địa phương, là yếu tố quan trọng quyết định mức động viên của chi thường xuyên NSNN của thành phố trực thuộc tỉnh. Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập vào ngân sách mà thốt ly yếu tố nói trên thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của kinh tế Thành phố và chính quyền Thành phố trực thuộc tỉnh.”

(2) Việc thực hiện quy chế dân chủ, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật tới người dân

Thực“hiện quyền dân chủ bình đẳng, cơng khai minh bạch đối với chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện là một trong những tiêu chí hàng đầu ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, đặc biệt là trong chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục THCS nói riêng. Thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, các cá nhân, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực giáo dục THCS cần được biết những của cải họ đóng góp được sử dụng làm gì, làm như thế nào, có hiệu quả hay khơng; điều đó đảm bảo sự tin tưởng của người dân vào chính quyền, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định về tư tưởng, góp phần vào ổn định an ninh chính trị và ổn định xã hội tại địa phương.

Việc thực hiện quy chế dân chủ và tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật có liên quan đến chi thường xuyên NSNN”trong lĩnh vực giáo dục THCS là nền tảng quan trọng, đồng thời cũng là yếu tố vô cùng nhạy cảm, cần được đặc biệt quan tâm khi chính quyền thành phố muốn đảm bảo dự ổn định về tâm lý và động lực làm việc của đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực giáo dục THCS cũng như các đối tượng có liên quan. Đây cũng được coi là yếu tố căn bản trong việc ngăn ngừa các vấn đề như khiếu kiện, mất dân chủ, mất đồn kết ở cơ sở, sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của giáo dục THCS nói riêng, giáo dục nói chung.

(3) Cơ cấu tổ chức và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện

Hoạt“động quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết tốn và kiểm toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện có tác động rất lớn đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện.

Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên NSNN nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thơng tin, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện trên địa bàn nói chung và trong lĩnh vực giáo dục THCS nói riêng.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra kế hoạch trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng giữa các thành viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện . Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược khơng phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá chi đầu tư giàn trải; có thể dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thốt ngân sách, khơng thúc đẩy được sự phát triển của giáo dục THCS, từ đó có tác động xấu tới đảm bảo các vấn đề KT-XH…

Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi thường xuyên NSNN lại là yếu tố quyết định hiệu quả thu - chi ngân sách Thành phố trực thuộc tỉnh. Nếu

cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng huy động và sử dụng vốn ngân sách, kiểm sốt được tồn bộ nội dung thu - chi, nguyên tắc chi thường xuyên NSNN và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, đảm bảo các kế hoạch đã đề ra.”

1.3.2. Các yếu tố khách quan

(1)Các quy định về quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện của cơ quan nhà nước cấp trên

Sự “điều tiết của cơ quan nhà nước cấp trên trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện bằng các chính sách, hệ thống pháp luật mà nhà nước quy định. Hệ thống pháp luật có vai trị hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự cơng bằng, an tồn và hiệu quả địi hỏi phải đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, chất lượng của hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện sẽ kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN Thành phố trực thuộc tỉnh.

(2) Mức độ phát triển kinh tế của, tỉnh, vùng và cả nước

Mức độ phát triển kinh tế của tỉnh, vùng và cả nước ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn chi NSNN. Một địa phương có kinh tế phát triển thì nguồn thu NSNN sẽ dồi dào, các khoản thu sẽ bổ sung vào NSNN của địa phương, việc chi NSNN nhờ nguồn NSNN nhà nước đó mà đầy đủ, thực hiện được nhiều mục tiêu hơn. Và ngược lại nếu địa phương có kinh tế kém phát triển thì chi NSNN cũng rất hạn hẹp, phải xin thêm kinh phí NSNN của cấp trên (tỉnh, trung ương…), như vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. Việc quản lý NSNN nói chung và cấp Quận/Huyện nói riêng là một quy trình nghiêm ngặt, riêng nguồn chi NSNN đã ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình đó.

Điều kiện đặc thù về tự nhiên của địa phương liên quan đến các khía cạnh về vị trí địa lý, địa chất, địa lợi, các đặc thù về khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng quan trọng khơng thể bó qua tới chi thường xuyên NSNN, đặc biệt là đối với chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS nói riêng vào giáo dục nói chung. Điều kiện đặc thù tự nhiên, địa chất và khí hậu có thể tạo thuận lợi, giúp tiết kiệm chi thường xuyên cho giáo dục THCS, nhưng đối với các địa phương miền núi, thì yếu tố này chủ yếu sẽ làm tăng thêm các khó khăn cho phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục THCS, do vậy, đa phần đòi hỏi làm tăng mức chi thường xuyên NSNN.”

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA

BÀN THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)